Ho do cảm cúm, đau họng mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và nhiều hệ lụy khác. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay các cách trị ho đơn giản nhé!
Nội dung bài viết:
Tỏi ngâm mật ong
Chất allicin trong tỏi có khả năng kháng viêm, long đờm, giảm ho. Đồng thời mật ong lẫn tỏi đều có tính ấm nên khử tính hàn rất tốt. Tỏi và mật ong đều là các nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong căn bếp nhưng khi kết hợp chúng lại có công dụng trị ho rất hiệu quả. Nhanh tay vào bếp làm ngay một hũ cho cả gia đình mình bạn nhé.
Nghệ
Theo y học cổ truyền, nghệ là một vị thuốc quý chứa nhiều hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Vì vậy, từ lâu người ta đã sử dụng nghệ để điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ngày nay, khi các nhà khoa học tìm ra rất nhiều tinh chất quý giá trong nghệ như curcumin, một hợp chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: diệt khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Nếu ho lâu ngày không khỏi, bạn có thể thử dùng nghệ chế biến như sau:
- Cách 1: Pha tinh bột nghệ với 200ml nước ấm, có thể thêm một ít mật ong, khuấy đều cho tan rồi uống. Bạn nên uống hàng ngày trước khi ăn sáng.
- Cách 2: Nếu bạn không có tinh bột nghệ xay, bạn có thể sử dụng nghệ tươi, chanh và gừng để trị ho. Rửa sạch nghệ, gừng và chanh và cắt thành từng lát mỏng. Chưng cách thuỷ 3 nguyên liệu trên để lấy nước cốt uống, thêm ít mật ong cho dễ uống.
Mật ong gừng
Gừng ngâm mật ong là một trong những mẹo dân gian trị ho lâu đời, với hiệu quả vô cùng bất ngờ. Cách nay ngày nay vẫn còn được nhiều người áp dụng bởi công thức đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ cần giã gừng, cho vào ly nước ấm, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong vào rồi khuấy đều. Bạn có thể pha nước trà gừng dùng vào buổi sáng để làm dịu họng, giảm ho.
Dược sĩ Hồng Vân cho biết, mật ong có công dụng giảm ho hiệu quả nhanh hơn một vài loại thuốc kê đơn có chứa Dextromethorphan. Gừng giúp làm ấm phổi, xoa dịu kết hợp với mật ong tạo nên bài thuốc trị ho vô cùng hữu hiệu và đơn giản tại nhà.
Chanh đào ngâm mật ong
Đây là một trong những cách trị ho được sử dụng nhiều nhất. Chanh có chứa nhiều acid citric, vitamin A, đặc biệt vitamin C trong chanh có tác dụng kháng viêm, tiêu độc. Bên cạnh đó, phần vỏ chanh có chứa nhiều tinh dầu với nhiều công dụng như giảm ho, cảm cúm, viêm họng. Mật ong vừa có vị ngọt tự nhiên lại dồi dào chất chống oxy hoá nên kháng khuẩn rất tốt.
Tắc chưng đường phèn
Trị ho bằng tắc (quất) chưng đường phèn là một trong những bài thuốc trị ho an toàn, cực kỳ đơn giản và được sử dụng phổ biến. Tắc có vị chua, chứa nhiều vitmin và khoáng chất, đặc biệt tinh dầu trong vỏ tắc có tác dụng giảm ho, tiêu đàm, thông phổi, trị viêm họng và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp. Tắc kết hợp với đường phèn có vị ngọt dịu tự nhiên giúp giảm cơn ho.
Dùng tắc chưng đường phèn đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng ho của bé giảm dần. Bài thuốc này dùng được với mọi đối tượng.
Hướng dẫn cách thực hiện:
Bổ đôi quả tắc bỏ hạt và cho vào chén cùng với đường phèn, đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng 15 – 20’. Có thể kết hợp thêm mật ong để tăng hiệu quả trị ho tốt hơn.
Siro húng quất đường phèn
Quất là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa ho khan và ho có đờm. Trong khi đó, húng chanh (tần dày lá) có khả năng xua tan những cơn ho đồng thời cải thiện hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả. Theo Đông Y, đường phèn với vị ngọt dịu có khả năng long đờm rất tốt. Vì vậy siro húng quất đường phèn là một phương pháp trị ho tự nhiên, an toàn cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Uống nước dứa
Trong quả dứa chứa hỗn hợp enzym có tên gọi bromelain có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, thư giãn, kích thích co thắt cơ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng bromelain, có thể giúp giảm ho cũng như làm lỏng chất nhầy trong cổ họng.
Cách dùng: Để phát huy tối đa lợi ích của dứa và bromelain, hãy ăn một lát dứa hoặc uống khoảng 100ml nước dứa tươi ba lần một ngày.
Lưu ý: Trẻ em hoặc người lớn dùng thuốc chống đông máu không nên bổ sung bromelain. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin, hãy cẩn thận khi sử dụng bromelain vì nó có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc kháng sinh.
Trà đinh hương và cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương và cây đinh hương đều có đặc tính kháng khuẩn giúp bạn làm dịu triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên. [7]
Nếu không có sẵn dạng cồn thuốc hay tinh dầu thì bạn có thể pha một tách trà rất đơn giản. Cho cỏ xạ hương tươi và lá đinh hương vào nước sôi. Để sôi trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước và dùng ngay.