Bị gút nên ăn uống như thế nào? Nên ăn gì và kiêng ăn gì? – TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bị gút nên ăn uống như thế nào? Nên ăn gì và kiêng ăn gì? – TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia .Bị gút bệnh gout  khiến người bệnh dau khớp dữ dội, kéo dài khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Và nếu không kiêng khem, ăn uống vô tội vạ thì tình trạng bệnh càng ngày càng chuyển biến xấu, nghiêm trọng hơn.

Và câu hỏi đặt ra xung quanh chế độ ăn là  bị gút ăn được thịt gì, bệnh gút ăn được cá gì, bệnh gút nên kiêng cữ những gì, những món ăn chữa bệnh gút hay bệnh gút có được ăn trứng không hay  thậm chí bệnh gút có ăn được thịt gà không, bệnh gout nên ăn hoa quả gì…

Bài viết sẽ đem đến cho các bạn thông tin khoa học mà viện dinh dưỡng Việt Nam khuyên dùng cho người bị bệnh gút:

Bị gút nên ăn uống như thế nào?
Bị gút nên ăn uống như thế nào?

Bệnh Gút là gì?

Gút là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

 Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh Gút

– Do tăng sản xuất acid uric nội sinh.

– Do giảm đào thải acid uric ở thận.

– Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.

3. Nguyên tắc ăn điều trị bệnh Gút

– Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gút cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng. Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu… Người bị bệnh Gút

– Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.

– Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.

– Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoăc hầm (nhiều nước) nhất là với thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước.

– Bệnh nhân cần được kiểm soát cân nặng, không bị thừa cân, béo phì, nhưng cũng không để bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Bị gút nên ăn gì?

Bị gút nên ăn gì?
Bị gút nên ăn gì?

Uống nhiều nước

– Ăn các thực phẩm giàu vitamin C từ nguồn: quả chín (lựu, cam, bưởi..), rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt

– Các loại đậu, sản phẩm của đậu ( đậu phụ và sữa đậu nành)

– Trứng và các sản phẩm sữa

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

– Rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống ngọt, đồ uống có ga.

– Thức ăn nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản như cá cơm, cá trích, cá mòi và cá ngừ.

Nguồn: TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Gout là một bệnh có thể gặp ở rất nhiều lứa tuổi và mang đến đau đớn cho người bệnh. Bệnh có thể nặng thêm nếu bạn không chú ý đến thói quen ăn uống của mình để giảm lượng acid uric trong máu. Vậy bệnh gout nên uống nước gì là tốt nhất để giảm tình trạng bệnh?

Nước lọc

Nếu bạn băn khoăn bệnh gout nên uống nước gì thì nước lọc sẽ là lựa chọn hàng đầu. Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp tăng cường thải acid uric qua đường tiểu tiện. Đây là một cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh gout.

 

Bạn có thể thay nước lọc thông thường bằng nước có chứa thành phần canxi và magie hòa tan. Đây là loại nước chứa nhiều khoáng chất và có tính kiềm cao. Bổ sung nước chứa kiềm vào cơ thể sẽ giúp acid uric được hoàn tan và bài tiết ra ngoài cơ thể.

Sữa

Đây cũng là một loại nước uống rất tốt cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên bạn nên chú ý là nên chọn sữa không đường cho thực đơn hàng ngày của mình. Bởi loại sữa này đã được các nhà khoa học chứng minh là có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể. Uống một ly sữa mỗi ngày có thể giảm 0,25 mg/dL acid uric. Và tất nhiên nếu bạn tăng số lượng sữa lên sẽ giúp cơ thể đào thải loại acid này ra ngoài nhiều hơn.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây cũng là một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi bệnh gout nên uống nước gì? Một số loại nước ép được các bác sĩ khuyên dùng hàng ngày đó là:

+ Nước dứa ép:Đây là loại nước ép có chứa enzyme bromelain giúp giảm viêm, giảm sưng và tiêu hóa protein tốt hơn.

Người bệnh gout nên uống một số loại nước ép trái cây

+ Nước ép anh đào: theo một số nghiên cứu thì nước ép anh đào rất tốt cho bệnh gout vì nó giúp giảm lượng acid uric trong cơ thể người bệnh.

+ Nước ép dưa chuột: nếu bạn đang tìm một loại nước ép tốt cho bệnh gout thì nước từ quả dưa chuột sẽ rất tốt. Bởi vì trong loại quả này có chứa rất nhiều vitamin nhưng ít calo. Ngoài ra acid tatronic trong dưa chuột sẽ giúp ngăn ngừa việc chuyển hóa chất béo có tác dụng rất tốt với cơ thể.

+ Nước ép dâu tây: là loại nước có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn chặn phản ứng thoái hóa chất purin. Ngoài ra loại nước này còn giúp giảm tình trạng viêm, sưng các khớp nhờ hàm lượng vitamin C cao.

+ Nước mía: uống nước mía mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hệ bài tiết và giúp đào thải acid uric nhiều hơn.

Nước lá vối

Lá vối là một loại lá rất tốt cho sức khỏe con người. Nó có thể giúp chữa các bệnh như đau viêm đại tràng, tiêu chảy, bệnh gout và làm mát cơ thể. Ngoài ra việc uống nước lá vối và nụ vối còn có tác dụng kháng sinh, giảm viêm và sưng ở các khớp đối với người bệnh gout.

Tuy nhiên loại nước này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vì thế cũng không nên uống quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ khác. Tốt nhất bạn nên dùng nước pha từ lá vối đã sao khô, không nên dùng nước lá vối tươi vì có chứa nhiều nhựa.

 

Cà phê

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cà phê cũng là một loại đồ uống rất tốt cho người bệnh gout. Bởi vì trong thành phần của loại đồ uống này có một hợp chất là phenol. Hợp chất này có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa và tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra uống loại đồ uống này một cách thường xuyên và điều độ cũng có thể giảm đau nhức, viêm sưng khớp.

Tốt nhất mỗi ngày người bị bệnh gout chỉ nên hấp thụ 200- 300mg cafein nghĩa là bạn chỉ nên uống 2 – 4 cốc cà phê. Tuy nhiên nếu bạn bị gout, cao huyết áp và mất ngủ thì không nên dùng loại đồ uống này.

Bữa sáng cho người bệnh gout, Bệnh gout nên uống nước gì, Các thực phẩm tốt cho người bệnh gout, Bệnh gút không nên ăn gì, Chế biến món ăn cho người bệnh gout, Bệnh gút ăn đậu que được không, Thực phẩm dành riêng cho người bệnh gút, Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout,

Sponsored Links:

Trả lời

'
'