Y học cổ truyền phát huy thế mạnh trước xu hướng hiện đại hóa

Y học cổ truyền có thể đóng vai trò xúc tác và quan trọng để đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân. Đưa y học cổ truyền trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe – một cách phù hợp, hiệu quả và trên hết là an toàn dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất – có thể giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận cho hàng triệu người trên thế giới”, ông Tedros nhấn mạnh. 

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Y học cổ truyền phát huy thế mạnh trước xu hướng hiện đại hóa
Y học cổ truyền phát huy thế mạnh trước xu hướng hiện đại hóa

Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền tên Tiếng Anh là ” Traditional medicine” hay còn gọi là Đông y. Nền Y học này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, dùng để phân biệt với Tây y (Y học hiện đại phương Tây).

Y học cổ truyền có từ rất lâu đời và để lại những thành tựu to lớn trong việc thăm khám, phòng, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc. Thậm chí còn không dùng thuốc, thay vào đó là dùng phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh.

Cơ sở lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học Âm Dương – Ngũ Hành của Trung Hoa. Khi mà Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, do vậy việc chữa bệnh Y học cổ truyền nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.

Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền là gì?

Bên cạnh thuyết Âm Dương, lý luận Đông y còn dựa trên học thuyết kinh lạc, thuyết Thiên Nhân hợp nhất, bát cương và học thuyết tạng tượng.

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên tứ chẩn gồm: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân) và thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) nhằm xác định bệnh trạng.

Về phương pháp điều trị, Y học cổ truyền dựa trên 4 phương thức: Dùng thuốc uống hoặc ngoài da, châm cứu, cả xoa bóp; vật lý trị liệu.

Công việc chính của các Y sĩ Y học cổ truyền là tham gia công tác dự phòng bệnh, phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu, tổ chức quản lý dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe và tham gia công tác nghiên cứu khoa học Y học cổ truyền…

Y học cổ truyền soán ngôi y học hiện đại trong một số hạng mục

Trong nhiều thế kỷ, y học cổ truyền và y học bổ sung đã là một nguồn lực không thể thiếu đối với sức khỏe người dân và cộng đồng. Khoảng 40% thuốc ngày nay được sản xuất từ các sản phẩm tự nhiên và các loại thuốc mang tính biểu tượng có nguồn gốc từ y học cổ truyền, bao gồm aspirin, artemisinin và các phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em. Các nghiên cứu mới, bao gồm cả nghiên cứu về bộ gen và trí tuệ nhân tạo đang được đưa vào lĩnh vực này, đồng thời có những ngành công nghiệp đang phát triển về thuốc thảo dược, sản phẩm tự nhiên, sức khỏe, thể chất và du lịch liên quan.

Ngày càng nhiều người lựa chọn chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền:

  1. An toàn hơn: ít tác dụng phụ.
  2. thuận tiện: bác sĩ Y học cổ truyền có thể tới chăm sóc cho bạn tại nhà hoặc nơi làm việc
  3. trải nghiệm thú vị:…

Các phương pháp chẩn đoán trong Y học cổ truyền

Nếu như trong tây y có rất nhiều phương pháp để kiểm tra sức khỏe người bệnh như khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, nội soi, chụp X-quang,… thì ở YHCT, chúng ta có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp “tứ chẩn” bao gồm:

  • Vọng chẩn: Quan sát tình trạng người bệnh

Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua quan sát các yếu tố bên ngoài của người bệnh như các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi, màu sắc của da,… do những bộ phận này có mối liên hệ với cơ quan nội tạng bên trong và tình trạng bệnh trong cơ thể sẽ theo đó mà được “phản ánh” ra ngoài. Trong đó, xem lưỡi để chẩn đoán bệnh được coi là một trong những điểm đặc sắc của YHCT.

  • Văn chẩn: Lắng nghe âm thanh, ngửi chất thải từ người bệnh

Việc chẩn đoán bệnh sẽ được nhận định thông qua những gì bác sĩ quan sát được từ đặc điểm bên ngoài của người bệnh, sau đó bác sĩ sẽ “lắng nghe” đến tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho và mùi phát ra từ cơ thể người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ bước đầu xác định được vấn đề mà họ đang gặp phải là gì.

  • Vấn chẩn: Hỏi về tiền sử, diễn tiến của bệnh

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ thu thập thêm thông tin bằng cách hỏi người bệnh về thói quen sinh hoạt thường ngày, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi phát đến lúc thăm khám.

  • Thiết chẩn: Sử dụng phương thức thăm khám và chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ tiến hành khám bằng cách sờ nắn da, thịt, tay chân, bụng để xem vị trí và xác định tính chất của bệnh và bắt mạch để biết được tình trạng của cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Bắt mạch chẩn đoán bệnh là một phương pháp khám bệnh vô cùng đặc trưng chỉ có thể thấy ở YHCT.

Song song với các phương pháp trên, Y học cổ truyền cũng kết hợp cùng các chẩn đoán cận lâm sàng trong tây y để đưa ra hướng điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Y học cổ truyền chữa các loại bệnh nào?

Lợi ích rõ nhất có thể thấy được từ việc điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền là: những bệnh nhân đã qua điều trị bằng y học  hiện đại, sau đó có thể điều trị bằng y học cổ truyền sẽ cho hiệu quả rất tốt. Đơn cử như một bệnh nhân sau phẫu thuật có thể mắc chứng bí tiểu, nếu dùng thuốc tân dược không mang lại hiệu quả, thì chỉ cần vài lần châm cứu là có thể trở lại bình thường. Hay trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, mắc di chứng liệt người, chữa trị bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu , xoa bóp… sẽ giúp người bệnh có thể dần phục hồi chức năng.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm khớp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp … điều trị theo phương pháp y học cổ truyền sẽ có tác dụng toàn diện và hầu như không gây phản ứng phụ.

Sponsored Links:

'
'