Đau nhức vùng trán, lông mày, đau nửa đầu

Đau nhức vùng trán, lông mày ( nguồn – Ths. Bs. Lan Phương): Đau đầu trước trán thường liên quan đến các cơn đau ở trán, xương vùng đầu cung lông mày (xương trên ổ mắt) và vùng hốc mắt, đau vùng gốc mũi.

Đau nhức vùng trán, lông mày
Đau nhức vùng trán, lông mày

Đau nhức vùng trán, lông mày

👉 Nguyên nhân:
Viêm xoang sàng/ xoang trán
+ Viêm mũi họng
+ Đau đầu cơ năng, không có nguyên nhân thực thể
📌 Triệu chứng:
+ Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, tăng dần, đau xung quanh vùng trán, đau căng tức trên hốc mắt.
+ Đau vùng đầu cung lông mày, hoặc đau vùng gốc mũi.
+ Chóng mặt
+ Ngủ kém…
🔥 Các bệnh lý đau đầu trước trán thường đau tăng khi căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ.
💫 Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện bệnh lý này ngày càng tăng do môi trường sống, áp lực công việc cao.
💉 Các bệnh nhân đau đầu trước trán cơ năng khi xét nghiệm tây y đa phần không có bất thường.
⚠️ Bệnh thường xuyên tái phát, tần xuất tái phát ngày càng tăng, dần dần ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, công việc, và sức khỏe của người bệnh…
💢 Khi có vấn đề đau đầu trước trán: Người bệnh nên thăm khám, làm các xét nghiệm tây y, mục đích để loại trừ các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu, não bộ, u cục…
☘ Theo y học cổ truyền, bệnh lý đau đầu trước trán có tên gọi là Bệnh Đầu Thống/ Mục Đầu Thống. Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do cảm nhiễm tà khí từ bên ngoài kết hợp với các yếu tố tình chí, ăn uống không điều độ gây rối loạn cân bằng của cơ thể.
➡️ Vùng đầu trước trán là nơi đi qua của các kinh Can,Vị, Bàng quang. Khi các bệnh lý trên làm cho kinh lạc không thông ắt sẽ gây ra chứng bệnh đau đầu đặc trưng tập trung ở vùng trước trán.
️⛳ Với nhận thức rõ về nguyên nhân gây bệnh, châm cứu có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau nhanh chóng tương tự như thuốc giảm đau và tăng cường tuần hoàn não của tây y. Thuốc y học cổ truyền có tác dụng cân bằng các rối loạn của cơ quan tạng phủ, nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền vừa hướng tới điều trị triệu chứng, vừa điều trị căn nguyên gây bệnh, lại có tác dụng dự phòng tái phát.

 

ĐAU NỬA ĐẦU (ĐAU ĐẦU MIGRAINE)

Đau nửa đầu (Đau đầu Migraine) thuộc loại bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch
➡️ Đặc điểm cơ bản là: đau nửa đầu từng cơn, thường ở một bên đầu nhưng cũng có thể đổi bên, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên, nữ gặp nhiều hơn nam và đa số có yếu tố gia đình.


✴️✴️✴️ Nhận biết các triệu chứng của đau nửa đầu:
☄️ Khởi phát bằng cơn đau âm ỉ và phát triển thành cơn đau nhói. Cơn đau có thể di chuyển từ bên này đến bên khác, có thể ảnh hưởng đến mặt trước đầu hoặc cảm giác như toàn bộ đầu, đau tăng khi hoạt động thể chất.
☄️ Chóng mặt
☄️ Buồn nôn và nôn mửa
☄️ Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hôi
☄️ Thị lực giảm sút
☄️ Cảm thấy rất nóng hoặc lạnh
☄️ Chán ăn
☄️ Mệt mỏi
☄️ Da nhợt nhạt
☄️ Tiêu chảy (hiếm gặp)
☄️ Sốt (hiếm gặp).
💊 Điều trị Đau nửa đầu theo Y học hiện đại có thể dùng thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen…), thuốc chống buồn nôn, thuốc điều trị dự phòng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng đau đầu tồi tệ hơn, xuất hiện những cơn đau đầu phục hồi và các tác dụng phụ khác ảnh hưởng tới gan, dạ dày…


☯️ Trong khi đó, Y học cổ truyền tham gia điều trị Đau nửa đầu rất hiệu quả mà lại ít gây tác dụng phụ. Theo YHCT, Đau nửa đầu được gọi là Bán đầu thống.
➡️ Nguyên nhân gây bệnh gồm có:
🔸 Nhiệt tà xâm phạm
🔸 Khí huyết hư suy
🔸 Đàm ứ hoả uất
🌿 Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý Đau nửa đầu, phương pháp chủ yếu dựa vào thuốc uống và châm cứu điều trị căn nguyên gây bệnh, nâng cao thể trạng, thông kinh hoạt lạc, trừ bệnh độc gây hại cho cơ thể. Hiệu quả điều trị cũng rất nhanh và tốt.
💯 Lâm sàng có thể kết hợp cả đông và tây y để điều trị chứng Đau nửa đầu, sẽ cho hiệu quả rất cao và ổn định.

 

Y học cổ truyền nhận thức về chứng đau đầu như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị đau đầu hiệu quả như thế nào?
✍️ Hơn 3000 năm trước, trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh đã phân tích rất rõ về nguyên nhân và cơ chế của chứng đau:
1️⃣ Đau do tuần hoàn bị trở ngại.
Tố vấn chương 39 có nói, khi khí huyết lưu thông kém sẽ gây ra chứng đau, căn nguyên của lưu thông kém là do lạnh.
Khi kinh mạch và huyết mạch (mạch máu) gặp lạnh, thành mạch sẽ bị co lại, làm cho khí huyết vận hành kém hơn.
Hơn nữa khi gặp lạnh, huyết dịch cũng trở lên đặc và nhớt hơn.
Khi lòng mạch quá căng đầy, gia tăng áp lực trong lòng mạch dẫn tới dòng khí huyết lưu thông cũng bị rối loạn, không theo bình thường.
2️⃣ Khi có co căng sẽ có đau.
Khi các cơ hoạt động quá mức, hoặc hàn lạnh sẽ gây co căng, sự co căng này gây chèn ép lên mạch máu, khiến cho các cơ quan bị thiếu máu, dinh dưỡng cũng sẽ gây đau.
3️⃣ Đau do khí huyết kém.
Khi khí huyết kém, sự nuôi dưỡng cũng sẽ kém, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây đau.
✍️ Kết luận: trên 90% các nguyên nhân gây ra chứng đau đều được đề cập tới ở 3 điều trên. Trong đó, yếu tố nguyên nhân hàn lạnh gây đau là thường gặp nhất.
✍️ Ngày nay, khi có vấn đề đau đầu, phác đồ điều trị thông thường là giảm đau, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não. Các triệu chứng có thể giảm, nhưng gốc bệnh là hàn tà vẫn còn.
Đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau đầu, thường nan giải, điều trị lâu không khỏi, hoặc điều trị chỉ giảm nhưng không khỏi triệt để.
✍️ Cần phải xác định đúng căn nguyên gây bệnh cuối cùng thì mới có thể điều trị hiệu quả và triệt để. Đây lại chính là thế mạnh của Y học cổ truyền.

Sponsored Links:

'
'