Chăm sóc mèo con cho người mới nuôi

Đây là bài viết 8 / 7 trong series Chăm sóc thú cưng

Cách chăm sóc mèo controng nhà không phải đơn giản là đưa một chú mèo về, mèo ăn thật nhiều, tắm rửa sạch sẽ là tốt. Trên thế giới hiện nay, mèo là một loài thú cưng phổ biến, đáng yêu, dễ thích nghi và cũng rất dễ chăm sóc. Tuy dễ nuôi là thế nhưng trước khi nhận nuôi một bé mèo, bạn cũng trên trang bị cho mình những kinh nghiệm nuôi mèo từ người nuôi lâu năm để chuẩn bị chu đáo trước khi đón em về nhà. Hãy tham khảo bài viết của Isuckhoe để biết cách chăm mèo cưng nhé!

Chăm sóc mèo con cho người mới nuôi

Bạn có thích hợp nuôi mèo không?

Nuôi mèo đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải dành thời gian mỗi ngày để cho nó ăn. Chải lông cho nó và giữ cái tổ của nó sạch sẽ, cũng như vui đùa, ôm ấp con vật. Mèo cũng là con vật cần nhiều tình cảm từ chủ của chúng. Chính vì thế bạn nên dành chút thời gian của ngày để vui chơi với chúng nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian để học cách nuôi mèo con từ những người có kinh nghiêm lâu năm.

Mèo không tốn tiền để nuôi. Nhưng những nhu cầu hằng ngày của mèo cũng cần phải tính vào trong ngân sách của bạn. Việc nuôi mèo con cũng cần bạn có kinh phí nhất định. Bạn cần phải đưa chúng đi khám định kỳ hàng tháng. Mua thức ăn và đồ dùng cho chúng. Chính vì thế mà bạn nên có kinh tế kha khá để nuôi một chú mèo.

Cách nuôi mèo khi mới về nhà

Kiểm tra sức khoẻ cho mèo

Đưa mèo đến bác sĩ thú y uy tín để thực hiện khám sức khoẻ tổng thể và được nhận tư vấn trực tiếp cách chăm sóc mèo phù hợp với giống mèo và thể trạng thú cưng của bạn. Yêu cầu bác sĩ cấp sổ khám bệnh để theo dõi, chủ động tạo hồ sơ sức khỏe thú cưng trên Pety giúp theo dõi, cập nhật thông tin sức khỏe thú cưng thường xuyên để nhận những gợi ý, tư vấn hay cảnh báo vấn đề sức khỏe thú cưng.

Chuẩn bị môi trường sống cho mèo

Khi về nhà mới để mèo con có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới thì bạn cần tạo một môi trường gần gũi và thân thiết với mèo. Bạn nên tạo cho chú mèo một không gian riêng và tuyệt đối không để chúng gần gũi với các vật nuôi khác vì có thể chúng dễ gây hiểu lầm, đánh nhau khiến chú mèo hoảng sợ hơn.

Cách nuôi mèo khi mới về nhà

Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho mèo

Để giúp chú mèo có một cuộc sống tốt ở nhà thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mèo một cuộc sống tốt nhất, bao gồm:

Cát vệ sinh: Chọn loại có khả năng khử mùi, thấm hút nhanh và đặc biệt không có bụi để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.

Nhà vệ sinh cho mèo: Sử dụng nhà vệ sinh cho mèo vừa để cát không văng ra ngoài vừa giúp đảm bảo vệ sinh.

Bát ăn: Chọn loại bát ăn bằng chất liệu an toàn, nên chọn loại bát 2 ngăn để có thể vừa đựng nước vừa đựng thức ăn và sau khi ăn xong bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ nhé!

Thức ăn cho mèo: Thức ăn mà mèo yêu thích là pate và một số loại đồ khô, về pate thì bạn có thể tự tay chế biến pate để đảm bảo hợp khẩu vị cũng như đảm bảo vệ sinh.

Chăm sóc sức khỏe cho mèo con

Tẩy giun cho mèo

  • Mèo dưới 3 tháng tuổi: Tẩy giun lần đầu khi mèo được 2 hoặc 3 tuần tuổi, sau đó duy trì 2 tuần tẩy 1 lần cho tới khi được 3 tháng tuổi.
    Mèo từ 3 đến 6 tháng tuổi: Tẩy giun cho mèo mỗi tháng một lần
  • Mèo từ 6 tháng tuổi trở lên: Tẩy giun cho mèo 3 tháng một lần
    Đối với mèo cái, tẩy giun trước khi phối giống 1 tháng.
  • Đối với mèo bị giun sán hoặc mèo mới mua hay nhận nuôi chưa biết đã tẩy giun chưa, hãy tẩy giun ngay, sau đó 2 tuần tẩy lại và duy trì lịch tẩy giun như hướng dẫn ở trên.
    Tuy nhiên, lịch trình tẩy giun cũng phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng cho mèo. Hãy tham khảo kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc tư vấn trực tiếp từ bác sĩ.

Lưu ý, tránh quên lịch tẩy giun của bé cưng để đảm bảo sức khoẻ cũng như tăng tuổi thọ cho thú cưng của bạn thêm 2 đến 3 năm. Tạo hồ sơ sức khỏe cho thú cưng ngay tại Pety, không cần ghi nhớ thủ công lịch tẩy giun, ứng dụng sẽ tự động nhắc nhở bạn.

Chăm sóc sức khỏe cho mèo con

Tiêm phòng cho mèo

  • Mèo 6 tuần tuổi: Tiêm mũi vacxin đầu tiên, mũi vacxin 3 bệnh gồm: Giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Herpervirus.
  • Mèo 9 tuần tuổi: Tiêm mũi vacxin 3 bệnh.
  • Mèo 16 tuần tuổi: Tiêm 1 mũi vacxin dại
    Sau đó, cách năm hãy tiêm nhắc lại 1 mũi vacxin 3 bệnh. Lưu ý, chỉ tiêm phòng vacxin cho mèo có thể trạng tốt, không có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, sốt … Cũng như tẩy giun, việc tiêm phòng đầy đủ làm tăng tuổi thọ cho bé mèo của bạn. Tạo ngay hồ sơ sức khoẻ cho bé mèo của bạn tại Pety để được tự động nhắc nhở lịch tiêm phòng.

Lưu ý khi chăm sóc mèo con

  •  Không nên để mèo nằm khi ăn vì như vậy dễ gây sặc và tràn vào phổi.
  • Với giai đoạn đầu bạn không nên tắm thường xuyên cho mèo vì ảnh hưởng đến sức đề kháng của chúng, và khi tắm nên dùng nước ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt, làm mèo giật mình.
  • Nếu mèo mất mẹ, bạn cần phải tập trung quan sát những thay đổi cơ thể của chúng để biết được cách thức chăm sóc hợp lý.

Các giống mèo dễ nuôi

  • Mèo Mướp
  • Mèo Vàng
  • Mèo Xiêm
  • Mèo Anh Lông Dài
  • Mèo Anh Lông Ngắn
  • Mèo Munchkin Chân Ngắn
  • Mèo Tai Cụp Scottish Fold
  • Mèo Ba Tư
  • Mèo Turkish Angora Thổ Nhĩ Kỳ
  • Mèo Nga Mắt Xanh
  • Mèo Ragdoll
  • Mèo Bengal
  • Mèo Sphynx Không Lông
  • Mèo Mỹ Lông Ngắn
  • Mèo Manie Coon
  • Mèo Mỹ Tai Xoắn – American Curl

Các loại thức ăn gây hại cho mèo

– Cá ngừ: Mèo có thể nghiện cá ngừ, cho dù đó là đóng gói cho mèo hay loại cho con người. Nhưng chế độ ăn ổn định của cá ngừ chuẩn bị cho con người có thể dẫn đến suy dinh dưỡng vì nó sẽ không có đủ chất dinh dưỡng mà mèo cần. Và, quá nhiều cá ngừ có thể gây ngộ độc thủy ngân.

– Hành, tỏi, hẹ: Hành tây dưới mọi hình thức – dạng bột, sống, nấu chín hoặc khử nước – có thể phá vỡ các tế bào hồng cầu của mèo, dẫn đến thiếu máu. Điều đó đúng ngay cả với bột hành tây có trong một số thực phẩm trẻ em. Ăn một lượng lớn một lần hoặc ăn một lượng nhỏ thường xuyên có thể gây ngộ độc hành tây. Ngoài hành, tỏi, có tác dụng mạnh gấp 5 lần hành và hẹ mỗi loại có thể gây ra các vấn đề lớn về sức khỏe và đe dọa tính mạng của bé mèo nhà bạn.

Các loại thức ăn gây hại cho mèo
Các loại thức ăn gây hại cho mèo

– Rượu: Bia, rượu, thực phẩm có chứa rượu – không có loại nào tốt cho mèo của bạn. Đó là bởi vì rượu có tác dụng tương tự đối với gan và não của mèo như tác hại đối với con người vậy. Chỉ cần hai muỗng cà phê rượu whisky có thể gây hôn mê ở một con mèo trưởng thành, và thêm một muỗng cà phê có thể giết chết nó. Nồng độ càng cao, các triệu chứng càng tồi tệ.

– Caffeine: Caffeine với số lượng đủ lớn có thể gây tử vong cho một con mèo. Và không có thuốc giải độc. Các triệu chứng ngộ độc caffeine bao gồm bồn chồn, thở nhanh, tim đập nhanh và run cơ. Ngoài trà và cà phê – bao gồm cả đậu và bã – caffeine có thể được tìm thấy trong ca cao, sô cô la, cola và đồ uống kích thích như Red Bull. Nó cũng có trong một số loại thuốc cảm lạnh và thuốc giảm đau.

– Sô cô la có thể gây chết người cho mèo. Mặc dù hầu hết những con mèo sẽ không tự mình ăn nó, nhưng chúng có thể được dỗ dành để ăn nó bởi những người chủ và những người khác nghĩ rằng họ đang cho mèo ăn. Các tác nhân độc hại trong sô cô la là theobromine. Nó có trong tất cả các loại sô cô la, thậm chí cả sô cô la trắng. Tuy nhiên, loại nguy hiểm nhất là sô cô la đen và sô cô la nướng không đường. Ăn sô cô la có thể gây ra nhịp tim bất thường, run rẩy, co giật và tử vong.

Lưu ý khi cho mèo ăn

– Đặt chén ăn ở nơi yên tĩnh, tránh xa những khu vực ồn ào trong nhà và đặc biệt là xa khỏi khay vệ sinh.

– Đặt chén nước ở bất kỳ vị trí nào xa khỏi chén ăn, mèo thường không thích uống nước ở gần khu vực ăn uống.

– Mèo không thích sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Tránh việc thay đổi chế độ ăn đột ngột và chắc chắn rằng mèo con đã đủ ổn định trước khi thay đổi sang một chế độ ăn mới.

Mèo chán ăn nên làm gì?

  1. Bạn nên kiên nhẫn, chăm sóc, dỗ dành, vuốt ve cho mèo ăn nếu chúng bỏ ăn do gặp các vấn đề tâm lý. 
  2. Đối với mèo bị trầm cảm thì bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc và chơi với chúng. Đừng quên vuốt ve, khen thưởng để khích lệ tinh thần của thú cưng/ 
  3. Nên cho mèo ăn những món hấp dẫn có mùi vị thơm ngon. Bạn có thể thêm một ít thịt gà hoặc cá hồi, cá ngừ, sò, phô mai,… trộn vào thức ăn để kích thích sự thèm ăn của mèo. 
  4. Cũng có trường hợp mèo bỏ ăn do không thích thực phẩm hàng ngày. Lúc này bạn nên đổi nhãn hiệu và hương vị đồ ăn cho mèo. 
  5. Chỉ nên dùng thuốc kích thích vị giác cho mèo khi có chỉ định của bác sĩ thú y. Tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc tránh làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mèo.
Mèo chán ăn nên làm gì?
Mèo chán ăn nên làm gì?
  1. Nếu muốn thay đổi đồ ăn cho mèo thì nên luân chuyển từ từ, tránh đổi đột ngột. Bạn nên thử tất cả các dạng thức ăn để xem thú cưng của mình thích loại nào nhất. Từ đó có thể duy trì chế độ ăn mới cho mèo trong khoảng thời gian dài. 
  2. Bạn có thể thử cho mèo ăn bằng cách dùng tay lấy một ít thức ăn và đưa gần sát vào miệng để mèo liếm. Lưu ý, không nên đưa ngón tay vào miệng mèo, tránh khiến thú cưng khó chịu.
  3. Không nên nuông chiều cho mèo ăn quá nhiều món, điều này có thể khiến chúng trở nên khó chiều, bỏ ăn. Bạn nên cho mèo ăn đúng bữa với lượng thức ăn nhất định phù hợp theo thể trạng.
  4. Không nên thay đổi chế độ ăn cho mèo thường xuyên, để tránh việc thú cưng trở nên khó tính, kén chọn.
  5. Nếu bạn dùng những thực phẩm để trong tủ lạnh cho mèo ăn, thì cần kiểm tra kỹ lưỡng trước về mùi của thức ăn. Tránh không dùng thực phẩm quá cũ, bị hư hỏng cho mèo. 
  6. Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho chỗ ngủ, chỗ ăn cũng như các dụng cụ sinh hoạt của mèo như: bát ăn, nệm ngủ, đồ chơi,… Để giúp thú cưng luôn cảm thấy thoải mái.
  7. Tẩy giun định kỳ cho mèo, để giúp chúng tiêu hóa tốt hơn.

Kiến thức chăm sóc mèo theo từng giai đoạn

Chăm sóc mèo con

Chăm sóc mèo đẻ 

Nuôi dưỡng mèo trưởng thành

Mèo con khi mới đẻ chúng hoàn toàn nhắm mắt, tuy nhiên chúng có thể tự tìm vú mẹ để bú và mèo mẹ sẽ tự dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa. Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian mèo nuôi con bạn cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. 

Bạn nên cho mèo mẹ ăn 3 – 4 bữa/ngày bằng thức ăn dinh dưỡng dành riêng cho mèo. Trong trường hợp mèo mẹ ít sữa, mèo con bị đói thì bạn hãy cho mèo mẹ uống thêm sữa bò pha với nước ấm để có thể tăng thêm lượng sữa nuôi con. Ki mèo con được 35 ngày tuổi, bạn có thể tập cho chúng ăn bằng bột pha hoặc cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi, khi mèo con có thể tự ăn cơm là chúng đã đủ độ lớn để tách khỏi mẹ.

Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, bạn cần phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ nên được làm bằng hộp các tông hay chậu nhựa có lót vải mềm. Bạn nên đặt ổ đẻ ở nơi sạch sẽ, yên tĩnh và ít người qua lại.  Khi bạn mới mang mèo về nhà, bạn phải buộc dây cố định vào cổ mèo với dây buộc cổ có nút dễ cởi nhưng không dễ bị tụt ra và làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc nên dài khoảng 80 – 100 cm và bạn cần cột mèo cố định vào một nơi. Thời gian đầu, bạn cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo, sau thời gian khoảng 3 ngày là mèo có thể quen nhà và bạn có thể thả mèo tự do.

 

Câu hỏi thường gặp

Bạn có thích hợp nuôi mèo không?

Sponsored Links:

'
'