Cách cai nghiện corticoid -hội chứng nghiện corticoid do dùng kem làm trắng da

Cách cai nghiện corticoid -hội chứng nghiện corticoid do dùng kem làm trắng da. Cách cai nghiện corticoid, và cách cách thải độc corticoid. Cách chữa da bị nhiễm chì, Cai nghiện Corticoid do dùng kem trộn sẽ được viết trong bài này của một bác sĩ giỏi .

Tưởng rằng thời đại của kem trộn, hội chứng nghiện corticoid (kem mang danh nghĩa là thảo dược nhưng trộn các loại thuốc vào) đã đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên gần đây lại quay trở lại và ăn hại hơn xưa. Gần đây nó gắn liền với các “gương mặt thương hiệu” nên bán rất chạy hàng. Cách cai nghiện corticoid -hội chứng nghiện corticoid

Cách cai nghiện corticoid -hội chứng nghiện corticoid

Mở đầu hội chứng nghiện corticoid


Đặc điểm các loại kem này là trắng sáng và giảm mụn trứng cá nhanh. Nhưng sau 1 thời gian dùng thuốc người bệnh trở thành 1 “con ma di động”.


Bài viết sau đây “nghiện corticoid bôi” (không khác gì nghiện thuốc phiện) dành cho các học trò của mình và cho những chị đã bị và chuẩn bị bị. Chia sẻ và copy thoải mái vì càng nhiều người biết càng tốt!

Nghiện corticoid bôi

Bác sĩ: Hoàng Văn Tâm
Giảng viên bộ môn Da liễu ĐH Y Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Định nghĩa: Nghiện corticoid bôi là tình trạng da trở lên đỏ, sưng nề, xuất hiện mụn mủ… sau khi ngừng sử dụng thuốc. Tình trạng này xuất hiện theo chu kì, giảm khi sử dụng lại thuốc.
Tên gọi: corticosteroid withdrawal syndrome hoặc steroid addiction, hoặc red skin syndrome, chronic eczema…

1. Cơ chế bệnh sinh

– Thông thường dùng corticoid bôi liên tục trong 2-4 tháng có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc. Corticoid bôi càng mạnh thời gian để gây nghiện thuốc càng ngắn.
– Corticoid bôi có tác dụng co mạch do ức chế hoạt động của Nitric Oxide (NO), khi dừng thuốc thì NO giải phóng ồ ạt từ tế bào nội mô mạch máu → giãn mạch mạnh gây đỏ da, phù nề.
– Corticoid bôi có tác dụng ức chế miễn dịch, khi dùng thuốc lâu sẽ làm phát triển vi khuẩn (chứa siêu kháng nguyên). Sau khi ngừng thuốc các siêu kháng nguyên này hoạt hóa phản ứng viêm của da gây sẩn mụn mủ.

2. Đặc điểm cơn nghiện

– Có 2 thể chính: Thể ban đỏ, phù nề và thể sẩn mụn mủ.

– Khởi phát:

thường sau ngừng thuốc 4-21 ngày.

– Triệu chứng cơ năng:

+ Hay gặp nhất là nóng rát, châm chích, nặng hơn khi tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng mặt trời. Thể sẩn mụn mủ hay nặng hơn khi tiết xúc với ánh sáng mặt trời, thể này ít cảm giác nóng rát và châm chích hơn.
+ Giảm dung nạp với kem dưỡng ẩm cũng là 1 triệu chứng quan trọng của thể ban đỏ. Thông thường các bác sĩ da liễu cho bệnh nhân dùng dưỡng ẩm để điều trị nghiện corticoid bôi, tuy nhiên 35.7% không dung nạp (nặng hơn) khi dùng dưỡng ẩm. Việc sử dụng đúng dưỡng ẩm đề cập đến trong phần điều trị.
– Triệu trứng thực thể hay gặp nhất đó là đỏ da, phù nề, sẩn, cục → thể ban đỏ, phù nề và thể sẩn mụn mủ.

3. Diễn biến của cơn nghiện

– Khi sử dụng thuốc bôi 1 thời gian dài, ban đầu người dùng thấy tác dụng tốt, càng dùng càng trắng da, giảm ngứa, tuy nhiên cứ dừng thuốc bệnh lại tái phát → lạm dụng thuốc, sử dụng không có ý kiến của bác sĩ.
– Dùng được 1 thời gian dài thấy các tác dụng phụ khác như rậm lông, teo da, giãn mạch, mỏng da, rạn da… → dừng thuốc.
– Sau khi ngừng thuốc được khoảng 1-3 tuần → xuất hiện triệu chứng cơn nghiện như ở trên. Cơn nghiện này cực kì khó chịu, tuy nhiên tự hết sau 1-2 tuần. Sau cơn nghiện bệnh nhân bị bong vảy → da trở lại bình thường trong 1-3 tuần→ bùng phát đợt thứ 2 → cơn nghiện 3, 4, 5, 6…
– Với người bản lĩnh và tuân thủ điều trị của bác sĩ thì sau 1 thời gian cơn nghiện sẽ thưa dần và giảm dần về cường độ và cuối cùng khỏi, ngược lại sẽ tái nghiện và bị nặng hơn.

4. Thời gian cai nghiện

– Tùy thuộc vào thời gian sử dụng thuốc và độ mạnh của corticoid bôi: Khi dùng 2-3 tháng cần khoảng 1 tháng cai. Với loại corticoid mạnh dùng >12 tháng cần >12 tháng cai nghiện. Thông thường cần khoảng 1-6 tháng là cai nghiện thành công.
– Dấu hiệu cai nghiện thành công: Thường sau 1 tháng không xuất hiện cơn nghiện nào có thể coi là cai nghiện thành công.
– Diễn biến sau khi cai nghiện thành công: Da trở lên nhạy cảm với mỹ phẩm, ánh sáng mặt trời hơn so với lúc đầu.

5. Điều trị cơn nghiện, kinh nghiệm cá nhân

– Nguyên tắc 1:Cơn nghiện sẽ tự hết theo thời gian, vì thế cần kiên trì.
– Nguyên tắc 2: Bệnh nhân sẽ có xu hướng tái nghiện do có các cơn liên tục → tư vấn tâm lý, chăm sóc bệnh nhân thường xuyên, gọi điện hỏi thăm, động viên sau mỗi 1-2 tuần. Nếu cần thiết có thể tư vấn bác sĩ tâm lý. Đây là nguyên tắc cơ bản quyết định việc cai nghiện có thành công hay không.
– Nguyên tắc 3: Giảm liều corticoid? Thay bằng loại nhẹ? Cắt luôn?
+ Không nên cắt luôn vì gây cơn nghiện trầm trọng. Với những bệnh nhân tâm lý tốt, quyết tâm đến cùng cai có thể cân nhắc cắt luôn.
+ Tốt nhất có thể thay bằng loại corticoid nhẹ hơn nhiều như hydrocortisone để cắt cơn trong 1-2 tuần. Đặc biệt với thể ban đỏ sẩn phù.
+ Nguyên tắc 4: Điều trị cơn
Với thể sẩn mụn mủ: Dùng nhóm cycline như doxycyclin, tetracycline. Bản thân mình thích dùng doxycyclin hơn, thường dùng 200mg/ngày trong 3 tháng. Với những trường hợp kèm theo trứng cá, da dầu có thể dùng isotretinoin liều thấp 10-20mg/ngày trong khoảng 3 tháng.
Thể ban đỏ sẩn phù: Chườm lạnh 4 lần/ngày, mỗi lần 15-30 phút. Dùng dưỡng ẩm có tính chất dịu da, nên dùng các loại dưỡng ẩm theo cơ chế bít, phục hồi hàng rào bảo vệ. Có thể dùng các chất có tính chất chống viêm như kẽm oxyd. Nếu cơn nghiện quá mạnh có thể dùng corticoid đường toàn thân hoặc cyclosporin ngắn ngày.
Các phương pháp hỗ trợ khác: Tránh nắng, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin, pregabalin, amitryptyline.

6. Còn các bạn, chúng ta muốn trải nghiệm cơn nghiện này, hãy dùng các sản phẩm “chất lượng được đảm bảo” bởi các “gương mặt thương hiệu”, hay các sẩn phẩm nhan nhản trên face hay trên mạng!!!

Tài liệu tham khảo:

1. Rapaport MJ, Rapaport V. Eyelid dermatitis to red face syndrome to cure: clinical experience in 100 cases. J Am Acad Dermatol. 1999;41:435-442.
2. Tamar Hajar. A systematic review of topical corticosteroid
withdrawal (‘‘steroid addiction’’) in patients with atopic dermatitis and other dermatoses. J AM ACAD DERMATOL MARCH 2015.
3. Aubert-Wastiaux H, Moret L, Le Rhun A, et al. Topical corticosteroid phobia in atopic dermatitis: a study of its nature, origins and frequency. Br J Dermatol. 2011;165:808-814.
4. Uehara M, Omoto M, Sugiura H. Diagnosis and management of the red face syndrome. Dermatol Ther. 1996;1:19-23.

Tags:

Sponsored Links:

'
'