Trứng ngỗng thực sự có tốt cho bà bầu không?

Ngày nay, điều kiện kinh tế các gia đình có tốt hơn trước, chính vì thế, bà bầu thời nay cũng được chăm sóc rất chu đáo từ đồ ăn thức uống cho đến các dịch vụ sinh nở. Và có một quan điểm từ ngày xưa, đến nay vẫn được mọi người tin đó chính là: Ăn nhiều trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, Trứng ngỗng thực sự có tốt cho bà bầu không?

Trứng ngỗng thực sự có tốt cho bà bầu không?
Trứng ngỗng thực sự có tốt cho bà bầu không?

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trọng lượng:

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Thành phần dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP…

So với trứng gà, trứng ngỗng có  tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.

Trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

Chính vì thế, kết luận đưa ra là:

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng còn thua kém so với trứng gà và hơi khó ăn. Vì thế, mẹ không nên chỉ chú trọng vào mỗi việc ăn nhiều trứng ngỗng mà cần đa dạng hóa các nguồn thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy, số lượng ra sao?

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy, số lượng ra sao?
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy, số lượng ra sao?

Trên thực tế, trứng ngỗng cũng tương tự trứng gà, trứng vịt, bầu bầu có thể bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Tuy nhiên, trứng ngỗng có vị tanh hơn, khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, do vậy bà bầu không nên vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bởi, thời điểm này những cơn ốm nghén sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nôn ói khi bà bầu ăn trứng ngỗng.

Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau – không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng, vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ

Cách lựa chọn trứng có chất lượng tốt:

Soi trên nguồn ánh sáng:

Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu không? có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không?. Trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính < 1cm, đường bao quanh cố định.

Thả vào dung dịch nước muối 10%:

khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.

Phương pháp lắc trứng:

cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Sponsored Links:

'
'