4 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết xảy ra. Nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết, khi nào sốt xuất huyết nổi ban đỏ và hậu quả của bệnh sốt xuất huyết hoặc muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết …đều là những kiến thức các bạn nên biết để phòng tránh.
Bài viết sẽ cung cấp đến bạn cơ chế bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân và cách phòng tránh.
Đầu tiên,kiến thức về bênh sốt xuất huyết, bênh sốt xuất huyết là gì, mời các bạn đón đọc trong bài viết trước đó của Isuckhoe Tại đây.
Nội dung bài viết:
Cơ chế nhiễm bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. và giảm dần vào các tháng cuối năm.
4 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết xảy ra
- Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.
- Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
- Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và đi chữa trị.
- Thông thường, bệnh sốt xuất huyết bắt đầu được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi bị muỗi đốt và truyền virus gây bệnh vào cơ thể. Sang ngày thứ 4, thứ 5 thì biểu hiện bệnh rõ ràng hơn. lúc này, người bệnh cần được chăm sóc và chữa trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Thể bệnh nhẹ:
– Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
– Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
– Có thể có nổi mẩn, phát ban kèm theo một số triệu chứng không đặc hiệu như: chán ăn, đau mỏi cơ,khớp, đau bụng.
Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
– Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:
Khi thấy hiện tượng sốt, đau đầu, nổi mẩn đỏ, phát ban thì đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Nhất là khi đang trong mùa bệnh dịch sốt xuất huyết diễn ra phức tạp, tuyệt đối không nên chủ quan.