Cách chọn đồ nhựa an toàn cho bé

Cách chọn đồ nhựa ( tiếng Anh là Plastic)  an toàn cho bé, lựa chọn đồ chơi nhựa an toàn cho bé, những loại nhựa nào là an toàn cho sự phát triển trí não và sức khỏe của con trẻ.  Trong các loại nhựa, nhựa tritan hay  pp có an toàn không? Các bậc phụ huynh hãy tham khảo kinh nghiệm lựa chọn đồ nhựa dưới đây.

Cách chọn đồ nhựa an toàn cho bé
Cách chọn đồ nhựa an toàn cho bé

 Mở đầu về cách chọn đồ nhựa loại nào  an toàn sức khỏe của bé

Cách chọn vật dụng nhựa an toàn cho bé. Khi mua đồ dùng cá nhân, những vật mà bé có thể tiếp xúc hàng ngày như thế nào  để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ?

Nhựa an toàn là nhựa mà trên thân hoặc đáy đồ nhựa ,chai  nhựa  có các ký hiệu HDP, HDPE, PP… hãy thở phào nhẹ nhõm vì không có bất kỳ hóa chất độc hại nào chảy ra trong quá trình sử dụng.

Đồ nhựa có ký hiệu PET hoặc PETE dùng để chỉ các chai nhựa làm từ polyethylene terephtalate – loại nhựa rất phổ biến được sử dụng cho hầu hết các loại chai nhựa hiện nay.

Ký hiệu PVC hoặc 3V  là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Đây là loại nhựa rất độc hại đối với cơ thể. Lưu ý, nhựa PVC hoặc 3V có hại cho sức khỏe

Nhựa PVC (Polyvinyl chloride) được rất nhiều chuyên gia cảnh báo là loại nhựa nguy hiểm nhất, có thể gây ung thư cho con người. Loại nhựa PVC khi phân hủy sẽ còn thải ra các hóa chất gây ung thư vào trong không khí, nước và đất.

Các lưu ý sử dụng đồ nhựa cho trẻ dưới 5 tuổi

Các bé dưới 5 tuổi rất nhạy cảm với các nhân tố hóa học từ các vật dụng bằng nhựa vì cơ thể chưa phát triển toàn diện. Do đó, bé dễ tích trữ và gây tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm về sau. Điều này giải thích vì sao ngày nay nhiều người mắc bệnh ung thư như bao tử, ung thư vú,…ở độ tuổi rất trẻ.

Và nguy hiểm hơn, khi người VN chúng ta thường có thói quen tái sử dụng các vật dụng nhựa như chai hũ đựng thức ăn làm sẵn, khi dùng hết, rửa sạch lại và tiếp tục dùng. Đây là một thói quen nên dừng lại, ít nhất là cho các bé dưới 5 tuổi. Các loại chai nhựa này nên phân loại. Loại nên bỏ đi thì nên bỏ, nếu loại tái chế được thì nên chuyển về khu vực tái chế để xử lý

Cách lựa chọn và dùng đồ nhựa an toàn cho bé

1. Nên bỏ thói quen dùng lại các chai hộp nhựa (của thức ăn làm sẵn), ít nhất là không dùng cho bé dưới 5 tuổi.
2. Lật đáy các vật dụng đồ dùng nhựa trong ăn dặm cho bé (kể cả núm vú, bình sữa, ly, chén, dĩa, hộp đựng, muỗng,…), xem các kí hiệu và đối chiếu các kí hiệu với phần miêu tả bên dưới:
Tất cả dụng cụ bé cầm/dùng là chọn vật liệu không dễ vỡ, nên bằng nhựa (không chứa BPA -Bisphenol A), nhìn vào nhãn hiệu hoặc dưới đáy hộp có các biểu tượng

Cụ thể, ý nghĩa các ký hiệu phổ biến trên đồ nhựa hàng ngày

  • Hình hoa tuyết: Có thể dùng khi đông lạnh
  • Hình lò vi sóng: Có thể dùng trong lò vi sóng
  • Hình cái ly và cái nĩa: Vật liệu an toàn với thực phẩm
  • Hình tam giác có số bên trong [ các số này ám chỉ chất liệu nhựa]: Các số chấp nhận được cho các bé là 2, 4, 5. Các số còn lại (1, 3, 6, 7) nên tránh với các bé.”
    3. Nên thay thế các vật dụng (chai/ lọ đựng/dự trữ thức ăn) bằng nhựa thành chất liệu bằng thủy tinh
    4. Tránh hâm nóng các vật liệu nhựa bằng lò vi sóng, nếu các vật liệu này không có kí hiệu được phép dùng cho lò vi sóng
    5. Hầu hết các đồ nhựa đựng thức ăn khi mua bên ngoài là cần phải bỏ, không tái dùng vì khi cọ rửa bằng nước rửa chén có thể làm giải phóng các hợp chất hóa học gây hại cho bé như BPA
    6. Nếu vật dụng nào không có số, không có kí hiệu nào thì không nên dùng cho bé

Tags:

Sponsored Links:

'
'