Say nắng khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu…và nhất là những ngày thời tiết nắng nóng đến 37-39 độ mà phải đi ra ngoài đường thì rất dễ bị say nắng. Những người dễ bị say nắng không chỉ là chị em phụ nữ, các em nhỏ mà ngay cả thanh niên, những người có sức khỏe tốt nếu không che chắn cẩn thận thì cũng rất dễ bị say nắng. Vậy, làm gì khi bị say nắng và cách phòng chống say nắng như thế nào? Hãy cùng Isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Say nắng là gì
Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, lượng tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Từ đó sinh ra hiện tượng say nắng.
Triệu chứng của say nắng
Nếu bạn và người quen vừa có việc phải đi ra ngoài, quay về với những triệu chứng sau thì chắc chắn là bạn hoặc người đó đã bị say nắng:
- Đau nhói đầu.
- Chóng mặt, hoa mắt và choáng váng.
- Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
- Da đỏ, nóng và khô.
- Thường nhiệt độ > 37 độ C.
- Yếu cơ hoặc chuột rút.
- Buồn nôn và nôn.
- Nhịp tim nhanh, mạch nhanh.
- Thở nhanh và nông.
- Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt.
- Co giật.
- Hôn mê.
Cách phòng tránh say nắng:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, và đội một chiếc mũ rộng vành.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, khuyến khích nhiều nước trái cây, nước rau, nước uống bổ sung điện giải khi hoạt động trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Hoạt động, làm việc tránh thời điểm nắng gắt, nhất là buổi trưa.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF > 30.
- Tại nhà, đóng cửa rèm, che chắn cửa…trong thời gian nóng nhất trong ngày. Nghỉ ngơi nơi có điều hòa, nhiều cây xanh hoặc nơi râm mát.
- Tránh các chất lỏng có chứa cafein hoặc chất có cồn.
Mẹo chữa say nắng hiệu quả nhất
Say nắng không chỉ khiến cơ thể chúng ta mất nước, gây nên mệt mỏi mà nếu nặng còn có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu của say nắng, bạn hãy nhanh chóng xử lý bằng những cách sau:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc tới một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết để cơ thể được làm mát, thông thoáng hơn.
- Một số loại nước giúp chữa say nắng hiệu quả tức thì
- Bí xanh một miếng khoảng 150 g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 – 3 lần cho người bệnh uống.
- Bột sắn dây 2 – 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
- Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 – 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
- Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.
- Đậu xanh: Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng.
Chú ý: Nếu trong trường hợp người bị say nắng bị ngất lịm đi, đó là khi đã bị say nắng nặng và cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị.