Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi?

Đây là bài viết 23 / 37 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi? Chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm và chú trọng. Trung bình mỗi năm trẻ sẽ trải qua 8 đến 10 lần bị ốm. Khi bé bị bệnh, nhiều bà mẹ cắt bớt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho bé uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối; hoặc muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại lúng túng không biết phải lựa chọn thức nào cho phù hợp.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi?

Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi?

Cháo đậu xanh

Trẻ bị sốt nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo đậu xanh là một trong những món ăn giúp trẻ hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Mặc dù đây chỉ là một món ăn đơn giản nhưng nó lại là thần dược giúp trẻ bớt nhạt miệng. Không chỉ vậy, cháo đậu xanh còn có thể trị được chứng chán ăn và lười nhai ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, bố mẹ hãy nấu cho trẻ một nồi cháo đậu xanh nhỏ thật ngon và bổ dưỡng khi con bị sốt nhé. Bởi lẽ cháo sẽ cung cấp thêm năng lượng cho trẻ, còn đậu xanh có công dụng kháng viêm nên sẽ giúp bé giảm sốt nhanh chóng.

Trái cây

Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy vitamin C có thể chữa bệnh, nhưng các đặc tính chống oxy hóa của loại vitamin này là không thể phủ nhận. Các nguồn cung cấp vitamin C dồi dào bao gồm ổi, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, chanh, cam, bưởi và các loại quả mọng.

Trái cây

Ưu tiên chọn các loại trái cây mềm vì chúng không chỉ chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe và khả năng miễn dịch tốt, mà còn chứa nhiều nước để giúp hỗ trợ nhu cầu về chất lỏng của con bạn. Trái cây cắt lát đông lạnh rất tiện lợi và dễ rã đông, và chúng sẽ không bị hư hỏng nhanh chóng như trái cây tươi. Dưới đây là một số cách để bổ sung trái cây cho trẻ:

  • Làm sinh tố từ các loại trái cây, chẳng hạn như quả bơ, quả cam, việt quất hoặc dâu tây,…Đây đều là những loại quả dễ ăn đối với trẻ
  • Cắt nhỏ trái cây thành những miếng vừa ăn, ưu tiên những loại trái cây mềm và có màu sắc bắt mắt như dâu tây, dưa hấu, xoài,…

Súp gà

Súp gà có công dụng kháng viêm và cực kỳ bổ dưỡng nên bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để nấu món ăn này cho con ăn nhé. Tuy nhiên, để khiến trẻ có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, bố mẹ có thể nấu súp gà rồi để nguội. Sau đó cho súp gà vào trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng cho món ăn này đông lại.

Khi súp gà đông lại nhìn sẽ giống như những miếng thạch rau câu. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú và chăm ăn hơn hẳn.

Nước dừa

Nước dừa có công dụng tuyệt vời như Oresol, giúp cung cấp chất điện giải, vitamin C và kali,… rất tốt cho những trẻ đang bị sốt. Vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Do đó, bố mẹ nên thêm nước dừa vào trong danh sách những loại thực phẩm trẻ bị sốt nên ăn và nên uống nhé!

Lưu ý chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu nên đến từ sữa mẹ. Khi trẻ đang ốm, mẹ vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú bình thường. Nếu có thể, hãy cố gắng tăng số lần bú và kéo dài thời gian mỗi lần bú hơn vì sức mút vú của trẻ đang ốm thường kém hơn. Khi trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần tiến hành vắt sữa ra và đút cho trẻ uống bằng thìa.

Lưu ý chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ

Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên

Ngoài sữa mẹ, cần bố mẹ cho trẻ ăn thêm nhiều bữa ăn và cung cấp từng ít một chủ yếu với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá… để tăng thêm năng lượng cho mỗi bữa ăn. Thức ăn cho trẻ cần chế biến mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để trẻ đang ốm dễ tiêu hóa. Nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ xảy ra bội nhiễm.

Chú ý tăng cường vitamin và chất khoáng cho trẻ bằng các loại quả chín, nước trái cây như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ,… hoặc dùng thêm vi chất bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.Khi trẻ đang ốm, cơ thể bị thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng, gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành, giúp trẻ ăn được nhiều để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Sponsored Links:

'
'