Hướng dẫn phòng ngừa bệnh chân tay miệng- BS Dũng 108

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh chân tay miệng- BS Dũng 108. Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra.

Có 3 chủng virut gây chân tay miệng

Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1] Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét.

Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước.

Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

– Trẻ bị tay chân miệng vì nuốt phải vi rút gây bệnh vào bụng
– Vi rút phát tán ra môi trường từ phân, mụn nước và nhiều nhất là từ nước miếng của người bệnh


– Con nít cũng vậy nhưng do đau miệng móc miệng ngậm tay rồi bốc lung tung, rồi bò dưới sàn nhà, rồi ngậm đồ chơi nên vi rút có ở bàn tay trẻ bệnh, sàn nhà, đồ chơi, mặt bàn nắm cửa… sẽ có vi rút gây bệnh và lây lung tung

– Người lớn và trẻ lớn có khi mang vi rút bệnh rất nhẹ nhìn không biết cũng phát tán vi rút ra môi trường và lây cho trẻ khác khi chăm sóc và tiếp xúc

– Người lớn phải rửa tay khi chăm sóc trẻ, khi chế biến thức ăn, khi đi ra ngoài về phải rửa tay thay quần áo hãy chăm sóc trẻ

– Trẻ mắc bệnh phải nghỉ học ít nhất 10 ngày chứ không lây cho cả lớp

– Một lớp có trẻ bệnh phải vệ sinh sàn nhà đồ chơi tay nắm cửa, mặt bàn… chứ không vi rút còn tồn tại ở đó ây cho trẻ khác

– Một lớp có trẻ bệnh phải tích cực phát hiện trẻ tiếp theo bằng cách khi trẻ vào lớp kêu trẻ há miệng lè lưỡi, xòa bày tay ra thì cô giáo cũng phát hiện sớm được

– Trẻ đến lớp phải rửa tay trước khi vào lớp, ra khỏi lớp phải rửa tay về đến nhà phải rửa tay sẽ cắt nguồn vi rút từ nhà đến trường và từ trường về nhà
– Cô giáo dạy bé rửa tay và nói bé về nhà nhắc phụ huynh rửa tay sẽ hiệu quả hơn
– Rửa tay phải rửa với xà phòng dưới vòi nước để đẩy chất bẩn có chứa vi rút ra khỏi bàn tay, chứ không phải nhúng tay vào thau nước mà rửa

– NÓI CHUNG LÀ RỬA TAY , RỬA TAY VÀ RỬA TAY

Nguồn: BSNĐ

Sponsored Links:

'
'