Nhuộm tóc có hại hay không? Thay đổi màu sắc cho tóc là cách nhanh nhất để có diện mạo mới. Không thể phủ nhận rằng, nhuộm tóc giúp cải thiện vẻ bề ngoài rất nhiều nếu bạn chọn đúng được màu nhuộm phù hợp, thế nhưng tác hại của việc “ép” tóc đổi màu đối với sức khỏe là vô cùng lớn nhưng không phải ai cũng nắm rõ.
Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Nhuộm tóc là gì?
Nhuộm tóc là thay đổi màu tóc vốn có sang các màu sắc khác bằng hóa chất tạo màu, được thực hiện bởi thợ làm tóc hoặc cũng có thể tự nhuộm tại nhà. Hai nhóm chất nhuộm tóc được phân loại theo cơ chế tạo màu sắc cho tóc là không oxy hóa và oxy hóa. Và tùy thuộc vào thời gian tồn tại, chất nhuộm tóc được phân thành 3 nhóm:
- Tạm thời: Tạo sự thay đổi màu sắc nhanh, đơn giản và tạm thời do màu sắc có thể loại bỏ dễ dàng sau khi gội đầu.
- Bán vĩnh viễn: Màu tóc sau khi nhuộm sẽ giữ được lâu hơn nhờ các chất hóa học tạo màu có thể thấm đến vỏ sợi tóc, nhưng chúng sẽ lan dần ra bề mặt sợi tóc và biến mất sau vài lần gội (thường sau 6 – 10 lần).
- Vĩnh viễn: Đây là những loại thuốc nhuộm tóc phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi vì sự thay đổi màu sắc kéo dài cho đến khi tóc được thay thế bằng đoạn tóc mọc mới.
Nhuộm tóc có hại hay không?
Ảnh hưởng tới mắt, da đầu
Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây ảnh hưởng tới da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt, với những người da đầu yếu, nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét.
Làm cho mái tóc xơ và dễ gãy
Nếu là người thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô và giòn. Mái tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Giải pháp cuối cùng có thể xử lý được mái tóc xơ, dễ gãy là cắt bỏ chúng.
Ảnh hưởng đến nội tiết
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới bộ máy vận động
Người hay nhuộm tóc thường hay than phiền về chứng đau khớp, chủ yếu là đau các khớp nhỏ và nhỡ như khớp bàn tay, khuỷu, gối, cổ chân. Các biểu hiện đau khớp thường hay kèm theo các biểu hiện ngoài da như da đầu, da tay bị ngứa, nổi mụn nước, mặt và hai tay bị sưng vù, ửng đỏ, ngứa, chảy nước vàng, rụng tóc. Nguyên nhân là do trong thuốc nhuộm tóc có chứa paraphenylenediamin (PPD). 2/3 loại thuốc nhuộm tóc hiện nay đều chứa chất PPD, trong đó có khá nhiều sản phẩm dành cho duỗi nhuộm tóc chứa PPD vượt mức cho phép.
Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy một người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ cao mắc các loại bệnh ung thư như:
- Ung thư bàng quang: Hầu hết các nghiên cứu đối với những người tiếp xúc nhiều với thuốc nhuộm tóc tại nơi làm việc như thợ làm tóc, đã cho thấy một sự gia tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang. Tuy nhiên, những nghiên cứu dựa trên những người nhuộm tóc lại không có một sự gia tăng nhất định nào của bệnh ung thư bàng quang.
- Bệnh bạch cầu và ung thư hạch: Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư hạch, đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể mỗi người.
- Ung thư vú và các loại ung thư khác: Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây ra bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.
Có thể gây ung thư và dẫn đến tử vong
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỉ lệ ung thư ở phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.
Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Ngoài ra còn rất nhiều tác hại của thuốc nhuộm tóc bằng hóa chất, các bạn nên suy nghĩ kỹ và cẩn trọng khi sử dụng chúng.
Có nên nhuộm tóc tại nhà hay không?
Nhiều người thích tự nhuộm tóc tại nhà, vì tiết kiệm chi phí và ngày nay có nhiều loại thuốc nhuộm có thể hỗ trợ việc tự nhuộm tóc dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn có nên nhuộm tóc tại nhà không? Hãy cùng isuckhoe tại nhà chi tiết.
Việc nhuộm tóc tại nhà có thể thực hiện nếu bạn biết cách nhuộm và chọn được loại thuốc nhuộm tốt, hợp với tóc. Khi nhuộm tóc tại nhà sẽ khó đảm bảo màu tóc lên được như ý muốn. Vì chưa chắc bạn đã bôi thuốc đều và pha thuốc đúng cách. Nếu có thể thì nên nhờ một người thay bạn thực hiện nhuộm tóc tại nhà. Một ưu điểm khi thực hiện nhuộm tóc tại nhà là thoải mái về thời gian và không gian. Đặc biệt đối với những người có tóc bạc nhiều thì việc nhuộm tóc tại nhà sẽ tiết kiệm và nhanh chóng hơn. Còn nếu bạn không biết cách nhuộm và pha màu thuốc, thì tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà. Vì chắc chắn tóc sẽ bị cháy, khô xơ và lên màu không đều, không chuẩn, ảnh hưởng tới vẻ bền ngoài.
Đối tượng nào không nên nhuộm tóc?
Người bị viêm hoặc có vết thương trên da đầu
Nếu bị viêm da hoặc chấn thương thì không được nhuộm tóc, nếu không sẽ làm bít nang tóc và làm chết nang tóc. Đặc biệt nhuộm tóc khi có vết thương, chất hóa học sẽ đi vào cơ thể con người theo vết thương sẽ gây ngộ độc nặng.
Bệnh nhân mắc bệnh về máu
Các thí nghiệm có liên quan đã phát hiện ra rằng các thành phần hóa học chứa trong thuốc nhuộm tóc cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tủy xương của cơ thể con người. Vì vậy khi mắc các bệnh về máu không nên nhuộm tóc, nếu không sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Khi mang thai và cho con bú, độ nhạy cảm của phụ nữ tăng lên, khả năng dị ứng thuốc nhuộm tóc tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, các chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc có thể xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Nhìn chung, nhuộm tóc tuy giúp cải thiện hình ảnh bên ngoài nhưng tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt là đối với 3 loại người kể trên, tốt nhất không nên đụng đến thuốc nhuộm tóc, nếu không có thể gây hại cho chức năng gan, gây rụng tóc, bạc tóc… Thậm chí là suy giảm chất lượng sức khoẻ và hậu quả nghiêm trọng là ung thư.