Tập yoga đổ mồ hôi có tốt không? Cách tập yoga hiệu quả cao nhất

Tập yoga đổ mồ hôi có tốt không? Cách tập yoga hiệu quả cao nhất. Đổ mồ hôi là hiện tượng rất bình thường khi bạn vận động cơ thể với cường độ cao. Vậy tập yoga ra nhiều mồ hôi tốt không?

Những lợi ích của việc tập yoga ra nhiều mồ hôi

Làm mát của cơ thể

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết mồ hôi để tỏa nhiệt. Hiện tượng này là cách phản ứng của não đóng vai trò như một cơ chế đặc biệt để làm mát. Nó giúp duy trì nhiệt độ bình thường cho bạn. Đồng thời việc này sẽ mở to lỗ chân lông để loại bỏ độc tố, vi khuẩn tích tụ và muối dư thừa ra khỏi cơ thể bạn.

Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về da

Như đã đề cập, việc đổ mồ hôi giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, các chất cặn bã dư thừa, làm sạch lỗ chân lông. Điều này góp phần giảm mụn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề về da. Tuy nhiên bạn lưu ý phải rửa mặt kỹ sau khi tập yoga. Nếu không rửa kỹ, bụi bẩn từ mồ hôi có thể tích tụ trên da gây tác dụng ngược.

Thanh lọc cơ thể

Khi tập yoga bạn phải vận động với cường độ cao. Vì vậy việc mồ hôi rất tốt cho cơ thể. Nó giúp bạn tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra đổ mồ hôi còn giúp thanh lọc cơ thể, khiến bạn sảng khoái và thoải mái hơn sau khi tập luyện.

Ngăn ngừa các bệnh về da

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mồ hôi có chứa peptide kháng khuẩn. Chất này có khả năng chống lại vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác trên da của bạn.

Ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Sỏi thận thường xuất hiện khi tinh thể muối và các khoáng chất khác lắng đọng trong thận. Vậy nên khi bạn đổ mồ hôi, muối thoát ra từ cơ thể giúp hạn chế việc hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó việc đổ mồ hôi nhiều khi tập yoga khiến bạn phải bổ sung thêm nước. Nhờ đó cơ thể sẽ liên tục được thanh lọc và làm mát.

Cách tập yoga hiệu quả cao nhất

Thực ra không cần thiết phải đổ nhiều mồ hôi khi tập yoga! 

– Hiện nay, có nhiều người đến với yoga với suy nghĩ là tập yoga phải ra mồ hôi thì mới khỏe. Từ nhu cầu đó, các bài tập yoga được thiết kế tăng cường vận động, giữ căng sức nhiều hơn, hao năng lượng hơn là phục hồi năng lượng đã ra đời phục vụ người tập. 
– Ngày xưa, tôi có quen một anh bạn vừa tập gym vừa đá banh. Cơ thể có cơ bắp, mà lại bị ung thư chết. Từ đó,  tôi nghĩ rằng mình phải tìm phương pháp khác để tập đó là yoga và thiền ( vì tôi nghe nói người bị ung thư tập yoga thì hồi phục khỏe lại).  
– Người tập cơ bắp là phát triển tinh lực, người luyện khí công là phát triển khí lực, người luyện thiền năng lượng là phát triển thần lực hay còn gọi là điện. Trong yoga đã hội đủ điều đó, vừa luyện thân, luyện tâm, luyện trí thông qua asana và thiền năng lượng. 
– Người luyện cơ bắp có thể nâng hơn 100kg, người luyện khí công chịu được xe lu 12 tấn cán qua người ( lão võ sư Hà Châu), người thiền định phát triển năng lượng vô tận của vũ trụ xuyên không gian và thời gian ( Đức Phật đã viên tịch cách đây hơn 2500 năm nhưng năng lượng của Ngài vẫn còn lan tỏa tới bây giờ). 
– Nhưng vẫn không bằng thần Shiva là yogi đầu tiên đã sáng tạo nền tảng yoga lan tỏa và phát triển năng lượng hơn 5000 năm. Đức Phật cũng từng là một yogi thừa hưởng nguồn năng lượng tối cao đó rồi phát triển tiếp.
– Như vậy, người ngồi thiền không đổ mồ hôi như người luyện tập cơ bắp nhưng khai thác và phát triển năng lượng hơn người luyện cơ bắp. 
– Yoga bắt nguồn từ thiền phát triển tâm linh. Nếu đi bằng con đường tâm linh thì các quốc gia trên thế giới sẽ không cho hoạt động. Nên phải đi bằng con đường yoga thể dục thể thao thì các quốc gia mới cho hoạt động và phát triển. 
– Vì vậy, khi đã có duyên tiếp cận với yoga rồi thì hãy trở về đúng con đường yoga tâm linh có nguồn gốc từ thiền.
– Thiền là khoa học tâm linh không thuộc bất kỳ tôn giáo nào. Các tôn giáo dựa vào thiền mà phát triển tâm linh.
– Thiền tùy vào mục đích mà có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên đơn giản nhất chỉ là ở trạng thái ngủ nhưng tỉnh thức, tâm trí thả lỏng thư giãn cảm nhận thế giới bên trong cơ thể mình. Giống như lúc bạn chuẩn bị vào giấc ngủ sâu, lúc này dao động tâm trí đã xuống thấp và bạn cảm thấy thoải mái, thiền là khai thác chỗ này kéo dài. 
– Các bạn tập asana yoga lâu rồi, thuộc bài rồi thì hãy áp dụng cách thiền đó vào asana.
– Đầu tiên bạn khép mắt lại cảm nhận cơ xương khớp, hơi thở. Tiếp đến là cảm nhận tim, mạch máu cảm nhận toàn cơ thể. Dần dần bạn sẽ cảm nhận được năng lượng tinh tế chuyển động bên trong cơ thể.
– Khi thân khỏe, tâm tĩnh, trí minh bạn sẽ hiểu được quy luật vận hành của vũ trụ ngay trong chính cơ thể mình.
– Từ đó, bạn không còn phải sợ hãi bệnh tật hay lệ thuộc vào Bác sĩ, bất kỳ ông thầy nào, viên thuốc nào nữa. Vì chính bên trong cơ thể ta luôn có sẵn nguồn năng lượng vô tận của vũ trụ.

Sponsored Links:

'
'