Mụn – những điều cần biết -Những điều nên làm khi bị mụn

Mụn – những điều cần biết -Những điều nên làm khi bị mụn/ Da bị mụn chứng tỏ da đã bị tổn thương, dễ bị kích ứng hơn với các tác nhân môi trường như bụi bẩn, nhiệt độ, độ ẩm hay từ chính sản phẩm dưỡng da thường dùng. Nếu không biết cách chăm sóc da mụn, làn da của bạn sẽ bị tổn thương nặng hơn, mụn dày đặc hơn, để lại thâm, sẹo rất khó phục hồi.

1. Tại sao chúng ta có mụn?

Mụn là sự mất cân bằng giữa tuyến nhờn (tăng thêm), nhiễm khuẩn P. acnes, tăng sừng (dày cứng) da, và trạng thái viêm (pro-inflammatory) trên da. Mụn không chữa sẽ biến thành các u mủ nhỏ (abscess), dẫn đến viêm mãn tính, và cuối cùng là thành thẹo

.
2. Chất nhờn trên da chúng ta thường tăng do stress, hormone, hay biến đổi môi trường (nóng ẩm). Nhiễm khuẩn P. acne thường do vi khuẩn phát triển quá mức kiểm soát hay mất cân bằng giữa các vi khuẩn trên bề mặt da hoặc tổn thương da.

3. Chữa mụn, vì vậy, nhắm vào 4 yếu tố này: giảm chất nhờn, giảm viêm, làm mỏng da, và giảm nhiễm khuẩn P. Acne.

.
4. Mụn trứng cá Xuất hiện ở 1 số vùng da trên cơ thể khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

5. Ai hay gặp: Tần suất: 85% người trẻ Tuổi khởi phát: 10-17 tuổi/nữ 14-19 tuổi/nam Có người bắt đầu ở tuổi ≥ 25 Giới: Nữ> Nam nhưng Nam biểu hiện bệnh nặng hơn nữ.

6. Cơ chế của mụn trứng cá

.Tăng tiết chất bã.
.Sừng hóa cổ nang lông
.Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn (P. acnes)
. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.

7. Cái gì dễ gây mụn? : Các chất sinh nhân mụn: dầu,khoáng, Thuốc: lithium, hydantoin, isoniazid, glucocorticoids, thuốc tránh thai uống, iodides, bromides, androgens (vd testosterone). Yếu tố khác: stress tâm lý, áp lực hay tắc nghẽn trên da Liên quan đến thức ăn : chocolate, đường, sữa

8. Các loại mụn trứng cá: mụn đầu trắng ( màu trà sữa), mụn đầu đen( chân trâu), mụn sẩn( trân châu trắng) , mụn mủ ( tào phớ), mụn bọc ( chè bột lọc).

9. Phân loại mức độ: 1 nhẹ: chỉ đầu trắng, đầu đen. 2 vừa: sẩn, ít mủ .3 nặng: mủ, mụn bọc

10. Sau mụn: có thể để lại sẹo và tăng sắc tố, sẹo lõm,..

11. Tái tạo da mặt sau khi bị tàn phá do mụn thế nào?

Lăn kim (microneedling) có những tác dụng khả quan trong điều trị thẹo (3 loại thông dụng) do mụn. Kết hợp với laser, lăn kim có thể cải thiện đáng kể bề mặt da.

B. Đặc điểm các thuốc:

1. Retinoid:
+ Tác dụng: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

2. Benzoyl peroxid:
+ Tác dụng: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể P. acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.
+ Dạng thuốc: cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%.
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào buổi chiều tối để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.

3. Kháng sinh:
+ Tác dụng: diệt P. acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính.
+ Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn (ví dụ clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxide 5%).

4. Acid azelaic:
+ Tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn.
+ Dạng thuốc: cream 20%.
+Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.
Lưu ý: có thể phối hợp các loại thuốc bôi nếu bệnh dai dẳng hay tái phát

5. Thuốc dùng toàn thân – kháng sinh:
Doxycyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày sau đó 50 mg/ngày x 2 – 3 tháng.
Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).

6. Thuốc dùng toàn thân – Isotretinoin:
Tác dụng: ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng.
Liều dùng: tấn công: 0,5 – 1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2 – 0,3 mg/kg/ngày x 2 – 3 tháng.
Tác dụng phụ: khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt.

Điều trị Mụn trứng cá:

1. Điều trị mụn mức độ nhẹ:
Retinoid dạng bôi và/ hoặc benzoyl peroxide .
Đầu tiên là Retinoid (adapalene, and tretinoin…). Dạng thuốc này dùng cho cả mụn bọc và mụn viêm. Thường chỉ định kem Retinoid là 1 lần/ngày và có thể giảm 1 lần/2 ngày nếu như bệnh nhân bị rát da. Nhớ là 1 ngày lần thôi nhé mấy bác.

2. Mụn trung bình:
rentioid bôi 0.05%, hoặc 0,1%. Tùy cá thể+ benzoyl peroxide+ kháng sinh uống
Liều thang đâù kháng sinh doxycycline 100mg/ ngày- 30 ngày. 2 tháng sau dùng nữa liều tháng đầu. Uống nhiều nước. Nhớ ko dùng kháng sinh đơn độc đâu nhé.

3. Mụn mức độ nặng:
Isoretinoid dạng uống. Viên acnotin 10mg*2 viên, sáng chiều. Có thể gấp đôi liều tùy cá thể. Trong 3-4 tháng. 2 tháng còn lại dùng nữa liều. Chú ý, uống nhiều nước. Có thể gặp tác dụng phụ chấp nhận được thì tiếp tục sử dụng.

4. Điều trị sẹo do mụn: Với sưng đỏ da do thẹo, Pulsed Dye Laser (PDL, đặc biệt là sóng dài 595-600nm) được xem là trị liệu tiêu chuẩn do các laser này nhắm trực tiếp vào hồng cầu. Có thể sử dụng các sản phẩm để làm trắng da, trị nám.
Lời khuyên cơ bản: ăn ít dầu mỡ, đồ ngọt, tránh thức khuya, stress…

Sponsored Links:

'
'