Bệnh ung thư và những điều cần biết

Bệnh ung thư là gì, có các loại ung thư nào  và nguyên nhân dẫn đến ung thư chủ yếu là do đâu? Các giai đoạn của ung thư hoặc tại sao ung thư gọi là k, tế bào ung thư là gì? Bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc cái nhìn khoa học nhất và tổng quát nhất.

Ung thư và những điều cần biết
Ung thư và những điều cần biết

Thực trang ung thư hiện nay

Ung thư đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo ghi nhận, số ca mắc mới ung thư hàng năm trên thế giới là 14,1 triệu, tăng 3,2 triệu ca so với năm 2002. Số ca hiện mắc trong năm 2012 là 32,5 triệu ca tăng gần 8 triệu ca so với 10 năm trước.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, năm 2000 cả nước chỉ có khoảng 68.000 người mắc ung thư được ghi nhận thì đến năm 2010 số ca bệnh ung thư đã lên tới 126.000 người. Dự báo tới năm 2020 số người mắc ung thư tại Việt Nam sẽ lên tới 200.000 người. Một con số đáng báo động!

Hôm nay, hãy cùng Isuckhoe tìm hiểu về căn bệnh thế kỉ này để có những kiến thức cần thiết, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân.

Ung thư là gì?

Ung thư tên tiếng Anh là Cancer, là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và là một loại bệnh của các tế bào. Ung thư  là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Hiện có khoảng hơn 200 loại ung thư.

Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư
Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư

Tính chất của ung thư

Ung thư còn được gọi là u ác tính. Ung thư không phải là một bệnh. Bệnh này là một nhóm của hơn 100 bệnh khác nhau. Bệnh ung thư không lây truyền. Ung thư xảy ra khi các tế bào phân chia không kiểm soát được. Những tế bào bất thường này cá thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư đa số mọi người đều không thể ngờ đến đó là:

  • Tiêu thụ nhiều đường: Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu đã chứng minh lượng đường dư thừa sẽ gây viêm, tăng các khối ung thư trong cơ thể.
  • Đồ uống nóng: có thể dẫn đến những thay đổi bất thường ở cổ họng, thực quản, từ đó gây ra ung thư.
  • Thịt chế biến: Tiêu thụ thịt chế biến thường xuyên có thể dẫn đến ung thư ruột kết ở một số người.
  • Uống rượu quá nhiều:  cũng gây ung thư vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh
Uống rượu quá nhiều:  cũng gây ung thư vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh
Uống rượu quá nhiều:  cũng gây ung thư vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh
  • Oral sex: HPV là virus gây nhiều bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục, thường xảy ra do quan hệ tình dục bằng miệng. Chúng có thể gây ra ung thư miệng, cổ họng hay cổ
  • Thuốc bổ sung vitamin: Các loại thuốc này có thể kích thích sự tăng trưởng các tế bào ung thư trong cơ thể nếu bạn uống quá nhiều. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe sau khi sử dụng liều lượng đầu tiên
  • Son môi: Một số loại son môi có chứa hóa chất độc hại gây ung thư khi người sử dụng vô tình nuốt vào cơ thể.
  • Chai nhựa: Uống nước trong chai nhựa thường xuyên có thể gây ung thư, vì chúng chứa hóa chất hoặc các tác nhân gây ung thư như bisphenol A (BPA).

Top 10 bệnh ung thư phổ biến

Theo thống kê, có 10 căn bệnh ung thư được đánh giá là phổ biến Việt Nam nhất. Đó là:

1. Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi. Đây là bệnh ung thư nguy hiểm số 1 vì thường phát hiện muộn, điều trị khó khăn và tiên lượng kém.

2. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong thứ 2, sau ung thư phổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong lớn hơn phụ nữ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, trên 50 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng cũng có thể chữa khỏi.

3. Ung thư vú ở nữ giới

Ung thư vú là một trong số các bệnh ung thư thường gặp phụ nữ sau mãn kinh, những người trên 50 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh. Mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng ung thư vú có tiên lượng khá tốt nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do ăn các loại thịt nhiều muối như thịt xông khói, thịt quay, uống rượu, hút thuốc

5. Ung thư gan

Hầu hết các ung thư gan không có nguyên nhân rõ ràng. Một số vi rút gây viêm gan mãn tính có thể gây ra ung thư gan. Ung thư gan cũng có thể xảy ra khi các tế bào gan đột biến trong ADN gây ra các tế bào phát triển mất kiểm soát và hình thành một khối u ác tính.

Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan.

Thực phẩm dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra một loại nấm gọi là Aspergillus flavus, loại nấm này sinh ra Aflatoxin, là chất được biết gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền.

Tại Việt Nam, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này.

6.Ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Các dấu hiệu như: Chảy máu bất thường từ âm đạo, Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu;Đau khi quan hệ tình dục;Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như có ít máu từ dịch âm đạo tiết ra

7. Ung thư bạch cầu

Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá “hung dữ”, đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu). Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao

8. Ung thư buồng trứng ở nữ giới

Bệnh ung thư buồng trứng phát triển dựa trên sự phân chia không kiểm soát của các tế bào trong buồng trứng. Khối u có thể xuất phát từ buồng trứng, tuy nhiên nó cũng có thể di căn đến từ các cơ quan khác trong cơ thể.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi, rối loạn quá trình sản sinh ra tế bào mới thay thế tế bào đã chết tại buồng trứng. 

9. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng phát triển ở những cơ quan giúp bạn nuốt, nói và thở.

Khoảng 1/2 trường hợp mắc loại ung thư này xảy ra ở cổ họng, một đoạn ống bắt đầu từ mũi và kết thúc ở cổ. Thanh quản được đặt ngay dưới cổ họng và cũng dễ bị ung thư và một dạng khác của ung thư vòm họng là ung thư amidan nằm trên mặt sau của cổ họng.

Đáng lo ngại là ung thư vòm họng thường tiến triển rất nhanh chóng. Đó là lí do tại sao chúng ta cần phải nhận biết dấu hiệu cảnh báo bệnh càng sớm càng tốt, từ đó cơ hội điều trị thành công sẽ lớn hơn

10. Ung thư thực quản

Biểu hiện bệnh ung thư thực quản thường khó nhận biết ở giai đoạn sớm, thường dễ nhầm lẫn với các với các bệnh lý khác ở thực quản và vùng hầu họng. Trên thực tế các triệu chứng ung thư thực quản chỉ xuất hiện khi tế bào ác tính đã lan tràn toàn bộ lòng thực quản, điều trị gặp nhiều khó khăn.

Cách phòng ngừa ung thư

Các loại ung thư có thể ngăn ngừa được bằng cách áp dụng đúng các lời khuyên sống lành mạnh dưới đây:

  • Hạn chế ăn đường, đặc biệt là đường fructose. Các nghiên cứu cho ra kết quả, tất cả các loại đường đều gây hại cho sức khỏe nói chung và tang nguy cơ phát triển ung thư.Các nhà khoa học cho rằng tiêu thụ fructose dư thừa có thể là nguyên nhân chính của nhiều bệnh nghiêm trọng nhất, bao gồm: béo phì, tiểu đường loại 2 , bệnh tim và thậm chí cả ung thư. Trong đó, Tiến sĩ Mercola khuyến tốt nhất, nên hạn chế loại đường này càng nhiều càng tốt.
  • Bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Vitamin D ảnh hưởng đến hầu hết các tế bào trong cơ thể và là một trong những “chiến binh” tự nhiên giúp cơ thể chống lại mầm mống ung thư hiệu quả.Tiến sĩ Mercola cho biết, vitamin D có khả năng xâm nhập vào tế bào ung thư và kích hoạt cơ chế làm chết tế bào này.
  • Tập thể dục đều đặn. Có rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tập thể dục có tác động mạnh mẽ đến việc giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư.

Một ích lợi quan trọng của tập luyện là bình thường hóa lượng glucose, insulin và leptin bằng cách tối ưu hóa tính nhạy cảm của insulin và thụ thể leptin. Đây là yếu tố quyết định của việc tối ưu hóa sức khỏe tổng quát, ngăn ngừa các bệnh mạn tính như ung thư.

  • Cân bằng lượng insulin trong vơ thể. Cách tốt nhất để giữ mức insulin cân bằng trong cơ thể bạn là tránh ăn đường và hầu hết các loại tinh bột màu trắng – nguyên nhân chính gây tăng cân và làm trầm trọng thêm mức insulin và leptin trong cơ thể bạn.
  • Bổ sung đủ chất béo Omega 3. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ béo phì và trong giai đoạn sau mãn kinh

Các axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm (cơ chế viêm tăng nguy cơ gây ung thư), đó là lý do tại sao người ta cho rằng chúng có thể đặc biệt hiệu quả ở những phụ nữ béo phì.

omega3 có nhiều trong các loại hạt và cá hồi

  • Bổ sung Curcumin. Curcumin là hoạt chất có nhiều trong củ nghệ được chứng minh là có hữu ích trong quá trình điều trị ung thư.
  • Tránh xa đồ uống có cồn. Nhiều nghiên cứu cho rằng uống rượu là một nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng, và ung thư vú ở phụ nữ.

Tiến sĩ Mercola khuyến cáo, dù là nam hay nữ, tốt nhất nên hạn chế loại đồ uống có hại này nếu không muốn đặt mình vào nguy cơ ung thư.

  • Cân nhắc khi dùng các liệu pháp thay thế hormone (HRT), đặc biệt nếu bạn có yếu tố nguy có họ hàng trong gia đình từng bị ung thư.

Khi đến tuổi tiền mãn kinh, chị em thường phải đối mặt với một số triệu chứng điển hình như bốc hỏa và tâm trạng thất thường. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ cần bổ sung các nội tiết tố nữ là: Estrogen hoặc cả estrogen và progesterone thông qua các loại thuốc uống, hay còn gọi là liệu pháp thay thế hormone.

Tuy nhiên, nghiên cứu Million Women ở Anh đã công bố những bằng chứng cho thấy rằng, liệu pháp thay thế hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Tiến sĩ Mercola cho biết, nếu phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh quá căng thẳng, có thể xem xét liệu pháp thay thế hormone sinh học (BHRT) bao gồm việc sử dụng các loại kem, nước, gel, thuốc uống, tiêm, viên đặt. nhằm tăng hoặc cân bằng bao gồm estrogen, progesterone. Đây được xem là sự lựa chọn an toàn hơn.

  • Tuyệt đối không dùng các sản phẩm chứa BPA, phthalates. Tiến sĩ Mercola nhận định, những hợp chất có trong các sản phẩm từ nhựa, sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn không bị thiếu I ốt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, việc thiếu hụt I ốt cũng có thể tăng nguy cơ một số dạng ung thư nhất định. Tiến sĩ David Brownstein người Mỹ cho rằng, thiều I ốt có thể dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, I ốt còn có các đặc tính gây chết tế bào ung thư ở tuyến giáp.

Top 10 thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa ung thư tốt nhất

1. Gấc:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần. Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt

2. Tỏi:

Theo Reader’s Digest, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng kích thích sức đề kháng tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm khả năng phát triển của các khối u. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày khoảng 12%

3. Chanh tươi

Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện ăn chanh hoặc các loại trái cây họ cam quýt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, ung thư dạ dày tới 50%

4. Cá hồi

Những người ăn cá hồi nhiều hơn 4 lần/tuần ít nguy cơ phát triển các bệnh ung thư máu, u tủy, u lympho không Hodgkin. Các nghiên cứu khác cho thấy axit béo omega-3 trong cá hồi cũng giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ

5. Hành lá: 

Có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 50%. Hành lá phát huy tác dụng tốt nhất khi ăn sống hoặc nấu hơi tái

6. Táo:

Nghiên cứu của Đức cho thấy các chất xơ tự nhiên trong táo lên men trong đại tràng, giúp chống lại sự hình thành các tế bào ung thư. Ngoài ra, táo có chứa procyanidin, chất chống oxy hóa tạo ra một loạt các tín hiệu làm chết các tế bào ung thư

7. Các loại rau họ cải: 

Như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, cải bruxen có chứa bioflavonoids và một số hóa chất thực vật khác giúp ức chế sự phát triển các khối u và bảo vệ tế bào DNA khỏi các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm này giảm nguy cơ ung thư vú tới 45% so với những người ít ăn. Bắp cải cũng tăng tốc độ trao đổi estrogen, giúp chống lại ung thư tử cung và buồng trứng.

8. Cà chua:

Nghiên cứu của tạp chí Nutrition and Cancer cho thấy lycopene trong cà chua giúp ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư nội mạc tử cung, phổi, tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên bạn nên nấu cà chua chín kỹ vì nhiệt độ cao làm tăng lượng lycopene cơ thể có thể hấp thụ.

9. Trứng:

Lòng đỏ trứng là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh tim, tiểu đường.

10. Gừng:

Nghiên cứu từ Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, gừng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Hãy thêm gừng vào các món ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe

Tóm lại:

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bạn cần ăn uống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp phòng tránh hợp lý.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'