Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu sốt

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ham chơi và khá vụng về, nên không thể tránh khỏi những lần trẻ bị ngã đập trán, đập đầu phía sau, ngã đập đều bên phải hoặc bên trái, đập gáy xuống đất xuống nền cứng gây đau đớn, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến bị  sốt. Vậy, cha mẹ cần làm gì khi con bị ngã, té? Bài viết sẽ cung cấp đến các bạn kiến thức, cách xử lý khoa học nhất.

Cách xử lý khi bé ngã đập đầu
Cách xử lý khi bé ngã đập đầu

Bé té hoặc bị đụng trúng đầu là rất thông thường với các bé dưới 4 tuổi. Hầu hết, nếu sự đụng trúng nhẹ, bé sẽ không khóc mà tiếp tục chơi tiếp. Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng của chấn thương đầu có thể trì hoãn đến vài giờ hoặc sang ngày hôm sau. Nên cha mẹ dễ bỏ sót, lúc phát hiện thì tổn thương đã khó phục hồi.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con bị ngã?

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con bị ngã? 
Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con bị ngã?

Một số điều cha mẹ nên lưu ý như sau:

Độ cao bé té: Nếu bé té từ độ cao bằng hoặc cao hơn chiều dài của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng đến bé
Tư thế té: Té nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé té úp
Vị trí vết thương: Vùng tổn thương phía sau ót, bên hông sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán
Mặc dù sau khi té bé không khóc nhiều hoặc vết thương không rõ ràng. Nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi bé liên tục nghiêm ngặt trong 6 giờ từ lúc bé té và ghi nhận tất cả biểu hiện của bé sau khi té. Nếu không có những biểu hiện trên trong 6 giờ đầu, bạn tiếp tục theo dõi 24 tiếng nhưng không cần quá nghiêm ngặt

Dấu hiệu nghiêm trọng khi bé bị ngã va đầu?

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viên sau khi bị té?
Khi nào cần đưa bé đến bệnh viên sau khi bị té?

Nếu có bất kì dấu hiệu sau thì nên cho bé vào bệnh viện, chụp hình, thăm khám để xử lý kịp thời

* Mất ý thức (lờ đờ, ngủ li bì). Tình trạng này có thể gặp ngay khi va đập mạnh, mất ý thức kéo dài quá 2 giờ hoặc tình trạng này thường diễn ra trong 6 giờ theo dõi. Bé hay ngủ li bì khi chỉ vừa ngậm vú, bé có khuynh hướng ngủ trước khi bú đủ hoặc chỉ thích nằm không thích chơi)
* Mất đáp ứng. Cha mẹ nên hỏi bé thường xuyên, cứ mỗi 30 phút để gây chú ý cho bé. Nếu bé thường phản ứng lại thì không sao
* Nhiều hơn 2 lần ói vô thức (không phải do lúc ăn nhợn ói)
* Vết thương sưng và có sự xuất huyết dưới da. Máu có thể chảy ra từ tai và khóe mắt. Chú ý lúc bé ngủ vào buổi tối. Cha mẹ cần gọi cấp cứu ngay
* Bé không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Nếu bé lớn bạn yêu cầu bé nâng chân tay lên. Nếu bé nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để bé cầm, nếu bé không nâng tay lên cầm thì đây có thể là một dấu hiệu
* Xuất hiện những vùng xanh đen sau tai và dưới mắt
* Bé khóc hoặc than đau hơn 50 phút
* Bé lớn sẽ thấy chóng mặt. Bé nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, khóc không lớn nhưng dai

Cách xử lý khi bé bị té va đầu

  • Ôm bé vào lòng và vỗ bé bình tĩnh. Kiểm tra mức độ ý thức của bé bằng cách: nói chuyện với bé để bé nghe giọng bạn, nhìn bé để bé nhìn bạn, chạm vuốt ve bàn tay và bàn chân bé để bé có nhận thức
  • Nếu vết thương sưng đỏ thì dùng 1 túi đá để lên vết thương 10 phút. Trong lúc đó. bạn luôn trò chuyện với bé như trên để kiểm tra mức độ còn ý thức của bé
  • Nếu vết thương chảy máu, dùng một miếng vải sạch để vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra.
  • Nên cho bé vào viện để kiểm tra
  • Nếu bé không có vết thương rõ ràng thì nên theo dõi bé 6 giờ nghiêm ngặt như trên, sau đó là 24 giờ

Tóm lại: Trẻ em bao giờ cũng rất hiếu động, trẻ luôn thích tìm tòi khám phá để hiểu thêm về thế giới. Cha mẹ hãy luôn ở bên con, cùng con khám phá  và cùng con khôn lớn nhé.

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'