Cách dạy trẻ đánh răng hào hứng hơn – mẹo hay cha mẹ nên nhớ

Cách dạy trẻ đánh răng hào hứng hơn – mẹo hay cha mẹ nên nhớ. Một số tip để các bạn nhỏ hào hứng hơn với việc đánh răng và bố mẹ đỡ bực bội hơn nhé: Trước khi đi đánh răng, hãy hô thật to và hào hứng “Đến giờ đánh răng rồi, yeahhhh Daisy ơi, cùng đi đánh răng với mẹ nào”, hoặc hát bài “mẹ mua cho em bài chải xinh”, ngoài ra các bạn có thể sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) 1 vài câu hát ngắn, câu vè vui vui về việc đánh răng) cùng hát/đọc mỗi lần chuẩn bị đánh răng nhé.

Cách dạy trẻ đánh răng hào hứng hơn - mẹo hay cha mẹ nên nhớ
Cách dạy trẻ đánh răng hào hứng hơn – mẹo hay cha mẹ nên nhớ

Nước đánh răng phải là NƯỚC LỌC, để nhỡ các bạn ấy có chưa quen với việc súc miệng mà nuốt phải thì vẫn không sao. Khi mới tập súc miệng, các bạn nhỏ thường lẫn lộn giữa nhổ và nuốt, bố mẹ đừng bực bội, hãy kiên nhẫn giải thích với bé là: “nếu con nuốt thì con sâu răng sẽ chui vào bụng đấy!”.

Bố mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn cốc ở bên cạnh hoặc cho bé đứng ở ngay gần bồn rửa mặt để bé có thể nhổ ngay khi đầy miệng, không phải di chuyển đến chỗ nhổ. Ngoài ra, bố mẹ có thể cùng bé chơi trò phun nước bằng miệng sau khi đánh răng xong xem ai phun ra xa hơn. Các bạn nhỏ thường thích thú với việc này và sẽ quen với việc nhổ sau khi đánh răng. Khoảng một vài tháng các bạn nhỏ sẽ biết phân biệt giữa nhổ và nuốt nhé.

Cho bé tự chọn bàn chải đánh răng, cốc đánh răng và 1 chỗ riêng để đặt những “đồ nghề” phục vụ cho việc đánh răng. Các bạn nhỏ vẫn thích mê khi có cho riêng đồ đạc, không gian riêng mà.

Để bé chủ động nhe răng và há miệng khi đánh răng, bố mẹ hãy hô to, ví dụ “Daisy ơi, hãy nói AAAAAA”. Với việc hô A thật to, miệng con cũng sẽ mở lớn, lúc đó chải mặt trên và trong của răng, chải từ chân răng lên, và xoáy vòng tròn. Tiếp theo, “Daisy ơi, hãy nói IIIIIIIIII”. Với việc hô i thật to, hai hàm của con sẽ cắn vào nhau để bắt đầu chải mặt ngoài của răng.

Biến đánh răng thành một trò chơi đánh con sâu răng thật vui: trước khi đi đánh răng hãy hô to và hào hứng: “ôi, đến giờ đi đánh sâu răng rồi, mình đi đánh con sâu răng thôi”. Và bố mẹ vừa đánh vừa có thể chen vào vài câu như “oa, con này to quá”, “mẹ đánh con này ngất rồi con ạ”, “con sâu này thật là ngoan cố, để mẹ đánh lại nào…” Khi bé nhổ kem đánh răng ra, mẹ có thể bảo: “Mấy con sâu răng đang khóc lóc vì bị đuổi ra ngoài kìa”. Bé vừa phấn khích lại vừa có thể kích thích trí tưởng tượng về sâu răng nữa.

Đôi khi các bạn nhỏ sẽ rất thích tự đánh răng nhưng các bạn ấy chưa thể đánh răng thật sạch được. Bố mẹ PHẢI TUYỆT ĐỐI KIÊN NHẪN, đừng xăm xăm vào làm hộ con ngay từ đầu. Cứ để con tự cầm, tự chải (ngoáy, chọc, nghịch theo kiểu của con). Xong xuôi đâu đấy mới là đến mục mẹ giúp chải răng để sạch. Mình giải thích với bạn í: “Lúc trước có 10 con sâu răng, Daisy tự đánh được 5 con rồi, còn 5 con nữa phải để mẹ Moon ra tay”. Và thế là mình vừa chải vừa hô hoán “Con sâu răng kia, bỏ cái chân ra, bỏ cái tay ra, không được bám vào răng Daisy như thế”. Khi chải chưa xong mà bạn í chán, hoặc ngậm miệng, mình nói “Ôi vẫn còn 3 con sâu răng rất to nữa Daisy ơi, để mẹ xử lí nốt nhé”

Nhiều khi bố mẹ có giải thích, thuyết phục ra sao cũng không thể có “sức nặng” và “trực quan” bằng những “chuyên gia”. Với trường hợp này, rất nên cùng con đi khám/kiểm tra răng một lần. Khi Daisy 1,5 tuổi, mẹ lần đầu tiên đưa bạn ấy đến phòng khám răng (mục đích chính là mẹ kiểm ra răng định kỳ, và lấy cao răng), Daisy được “mục sở thị” mọi thứ mà trước đó chỉ được đọc trong sách: ông bác sĩ nha khoa, cái ghế khám răng, và đặc biệt là rất nhiều hình minh họa răng sâu ? Giờ thì vụ “sâu răng” đã dễ hình dung hơn rất nhiều. Bác sỹ cũng rất nhiệt tình dành thời gian giải thích đủ thứ cho bạn ấy. Sau hôm đấy, mẹ chỉ cần nhắc đến “răng sâu” là bạn hiểu ngay, cả về mặt hình dung, và mặt khoa học nữa nhé.

Nguồn:Facebook mamnho.vn

Sponsored Links:

Trả lời

'
'