Chữa mất ngủ tại nhà – 8 nguyên nhân gây mất ngủ

Đây là bài viết 175 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Chữa mất ngủ tại nhà – 8 nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và làm sao để có thể cách khắc phục chứng mất ngủ khi bạn luôn nằm trằn trọc không.

Chữa mất ngủ đêm – 8 nguyên nhân gây mất ngủ

Khi bạn bị mất ngủ kéo dài hơn một tháng thì việc xác định nguyên nhân mất ngủ sẽ trở nên quan trọng. Những nguyên nhân dưới đây có thể đã khiến cho giấc ngủ của bạn bị rối loạn.

1, Những cơn đau.

Trong một nghiên cứu, 15% người Mỹ cho biết họ bị các cơn đau mãn tính, và 2/3 cho biết họ cũng có vấn đề về giấc ngủ, đau lưng, nhức đầu, và hội chứng khớp thái dương vị (các vấn đề với cơ hàm) là nguyên nhân chính gây mất ngủ liên quan đến các cơn đau.

2, Bệnh liên quan đến thần kinh và căng thẳng

Mất ngủ vừa là một triệu chứng vừa là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và lo lắng. Vì bộ não sử dụng cùng một chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ và tâm trạng nên thường rất khó để xác định bắt đầu từ đâu. Các tình huống căng thẳng hoặc các sự kiện, chẳng hạn như vấn đề tiền bạc hoặc hôn nhân, thường khiến cho cơn mất ngủ trở thành một triệu chứng lâu dài.

3, Ngáy

Nếu bạn là một trong 37 triệu người ngáy ngủ mãn tính ở Hoa Kỳ, tiếng ngáy của bạn có thể không phải là vấn đề lớn; khoảng 30% đến 50% người Mỹ ngáy, hầu hết đều không gây ra hậu quả gì.

Nhưng trong một số trường hợp ngáy là một triệu chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn liên quan đến bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.

4, Jet lag

Jet lag là một cụm từ dùng để chỉ sự mệt mỏi sau một chuyến bay kéo dài. Đi qua các nước có các múi giờ khác nhau làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn, thứ khiến cho não ngủ khi trời tối và thức dậy khi trời sáng. Cơ thể của bạn có thể mất đến ba ngày để điều chỉnh lịch trình sáng / tối trong múi giờ khác đó và nếu bạn bay qua các vùng thời gian thường xuyên, “Jet lag” có thể gây ra các vấn đề mãn tính về giấc ngủ.

jet lag

5, Ca làm việc

Một lịch trình làm việc ngược với giờ giấc ngủ bình thường – giống như các bác sĩ, y tá, hoặc những người làm việc theo ca khác – có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Theo một nghiên cứu năm 2007 tại Đại học Buenos Aires, Argentina, những người làm việc theo ca có mức độ serotonin thấp (serotonin là một loại hoocmon và chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương giúp điều hòa giấc ngủ).

6, Thay đổi nội tiết.

Mãn kinh, có kinh nguyệt và mang thai là một số nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về giấc ngủ ở phụ nữ. Những cơn nóng bừng, đau ngực, và tiểu tiện thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ. Theo Trung tâm giấc ngủ Mỹ, khoảng 40% phụ nữ mãn kinh (những người trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh) có vấn đề về giấc ngủ.

7, Bệnh tật.

Khó ngủ thường đi kèm cùng với các điều kiện sức khỏe khác. Ví dụ như bệnh phổi hoặc hen suyễn, thở khò khè và thở dốc có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Nếu bạn bị suy tim, bạn có thể có các nhịp thở bất thường.

Trong bệnh Parkinson và các bệnh thần kinh khác thì mất ngủ như là một triệu chứng phụ thường gặp.

8, Thuốc.

Thuốc, cả thuốc theo đơn và không theo đơn, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đặc biệt nếu bạn uống chúng trước khi đi ngủ hoặc nếu liều lượng của bạn tăng lên. Nếu bạn nhận thấy những khó khăn về giấc ngủ trùng với sự thay đổi đơn thuốc của bạn, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả

Uống trà thảo mộc, trà tim sen

Uống trà thảo mộc giúp cải thiện giấc ngủ
  • Tim sen hay còn được gọi là tâm sen là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Vị thuốc này sở hữu nhiều công dụng như dưỡng tâm, an thần, giải nhiệt, khắc phục tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn.
  • Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra thành phần alkaloid, flavonoid, các acid amin có trong tâm sen có có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, chống lại căng thẳng mệt mỏi.

Sử dụng nấm linh chi

  • Cháo nấm linh chi hạt sen giúp dễ ngủ
  • Chuẩn bị: gạo nếp, nấm linh chi mỗi thứ 50g; thêm 60g hạt sen.
  • Ninh gạo nếp trong nồi khoảng 30 phút sau đó cho nấm linh chi và hạt sen vào ninh cùng
  • Để lửa nhỏ liu riu, ninh nhừ các nguyên liệu rồi thêm 20g đường
  • Nên ăn cháo khi còn ấm và ăn trước khi ngủ khoảng 2 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tập yoga

  • Luyện tập mỗi ngày là cách giúp bạn duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh. Đồng thời đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp trị khó ngủ, mất ngủ tại nhà hiệu quả. Đề cập tới những bài tập trị mất ngủ tại nhà thì Yoga được cho là bộ môn vận động vàng.
  • Yoga có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều melatonin hơn. Đây là loại hóc môn giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, từ đó tạo cảm giác buồn ngủ. Bạn có thể tham khảo một số động tác Yoga dưới đây để dễ dàng đi vào giấc ngủ

Đọc thêm: Có nên tập yoga trong ngày kinh nguyệt? Những bài tập nên tránh

Động tác gập người
  • Lưng thẳng, mở rộng 2 chân 1 khoảng rộng bằng hông
  • Gấp phần thân trên xuống, nhẹ nhàng từ từ hết mức có thể
  • 2 tay bắt đầu vòng ra sau và nắm lấy cổ chân, sau đó hướng đỉnh đầu xuống dưới.
  • Hít sâu, thở ra từ từ, giữ tư thế đó trong khoảng 1 phút
  • Trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác từ 15 – 20 lần.
  • Chữa mất ngủ tại nhà bằng một số động tác Yoga
  • Chữa mất ngủ tại nhà bằng một số động tác Yoga
Động tác vặn người:
  • Nằm ngửa ra thảm tập
  • Sau đó 2 đầu gối khép lại và kéo về phía trước, 2 tay dang ngang rộng bằng vai
  • Đưa cả 2 đầu gối về bên phải sau đó dùng tay phải để đè đầu gối xuống sát mặt thảm
  • Giữ nguyên phần thân trên, đầu hơi nghiêng về bên trái
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây sau đó mới đổi bên
  • Tiếp tục lặp lại các động tác trên từ 8 – 10 lần/ bài tập.
Thiền
  • Thiền giúp tâm trí bạn thư thái hơn, giảm áp lực ở não bộ, giúp ngủ ngon rất hiệu quả. Ngồi thiền mỗi ngày 10 phút tại nơi yên tĩnh, thoáng khí.
  • Ngồi xếp tự nhiên trên giường
  • Kéo bàn chân phải đặt chéo lên đùi chân trái và đùi chân trái đặt chéo lên đùi chân phải. Các động tác thực hiện từ từ để tránh bị đau.
  • Hướng lòng bàn chân lên trên, ép gót chân sát vào bụng.
  • Hai tay đặt lên đùi sau đó để thả lỏng tự nhiên
  • Hơi cúi đầu xuống, giữ lưng thẳng trong thời gian ngồi thiền
  • Cần tập trung, tĩnh tâm trong khoảng 20 – 30 phút.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'