Cảnh báo: Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp đang gia tăng ở mức báo động!

Đây là bài viết 6 / 14 trong series Chữa ung thư

Các chuyên gia y tế cho biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó khoảng 2% là u ác tính (ung thư tuyến giáp). Một báo cáo khoa học được trình bày tại hội nghị nêu rõ, bướu giáp nhân (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) là bệnh lý thường gặp nhất của tuyến giáp, với tỷ lệ mắc bệnh tại một số vùng dân cư có thể lên tới 40-60%.

Đáng chú ý, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u tuyến giáp lành tính cao gấp 3 lần so với láp giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Hãy cùng Isuckhoe.net tìm hiểu bệnh tuyến giáp là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhé!

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ ở phía trước cổ. Bệnh tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến gây ra mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp).

Nguyên nhân gây nên bệnh tuyến giáp: 

  • Thiếu iốt:

Một chế độ ăn thiếu iốt được coi là nguyên nhân chính gây suy giáp ở người lớn. Ở những khu vực vùng núi cao, số người mắc các bệnh suy giáp trạng cao hơn so với vùng đồng bằng và miền biển. Đây là bằng chứng cho thấy iốt có ảnh hưởng tới tuyến giáp như thế nào?

Trong chế độ uống ngày nay thường thiếu lượng i- ốt cần thiết cho cơ thể 

  • Di truyền:

Theo các nghiên cứu lâm sàng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp, nhưng cho đến nay các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm được ra yếu tố di truyền (gen) nào liên quan tới căn bệnh này. Hiện tại người ta đã xác định được một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp còn có nguyên nhân do đột biến gen.

  • Thay đổi hormon

Một trong những căn bệnh tuyến giáp có liên quan đến quá trình mang thai. Ở giai đoạn này hormon (nội tiết tố) của người phụ nữ thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc các hạch ở tuyến giáp. Hoặc ở thời kỳ sau khi sinh, nhiều sản phụ bị viêm tuyến giáp sau sinh, đó cũng là do sự thay đổi nội tiết gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời gian thai nghén. Người ta đã thống kê được, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông gấp từ 2-4 lần.

Người mẹ mắc bệnh về tuyến giáp khi mang thai dễ dẫn đến các nguy cơ như suy tim, sẩy thai, sinh non, hoặc nguy hiểm hơn là hội chứng tiền sản giật. Tại Mỹ có khoảng 3-4% số phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Vậy nếu phụ nữ đã từng mắc bệnh tuyến giáp khi mang thai cần được theo dõi và thăm khám đầy đủ.

  • Do môi trường:

Những người từng tiếp xúc với bức xạ do tình cờ bị phơi nhiễm hoặc do điều trị chiếu xạ vùng cổ,… có nguy cơ phát triển nhân giáp cao hơn bình thường. Trẻ em dưới 4 tuổi là đối tượng nhạy cảm nhất với tia phóng xạ.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tuyến giáp: 

  • Căng thẳng và run rẩy tay cùng với trạng thái kích thích: những triệu chứng này báo hiệu tình trạng tăng chức năng tuyến giáp tạng (cường giáp);
  • Rối loạn tri giác và kém tập trung: cường giáp (tăng nồng độ của hormone tuyến giáp) và suy giáp (giảm nồng độ của hormone tuyến giáp) có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, bạn thường cảm thấy buồn và chán nản. Mặt khác, cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung;
Mắc bệnh tuyển giáp khiến bạn hay mất tập trung 
Mắc bệnh tuyển giáp khiến bạn hay mất tập trung 
  • Những thay đổi kinh nguyệt: suy giáp đôi khi kết hợp với rong kinh và cường kinh, trong khi cường giáp đặc trưng bởi thiểu kinh;
  • Phù, giữ nước trong cơ thể: đây là dấu hiệu của suy tuyến giáp;
  • Tăng nhịp tim: nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp;
  • Đau nhức: đau cơ có mối liên hệ với các vấn đề tuyến giáp( như ăn, nuốt thức ăn)
  • Tăng cân: tình trạng thường đi kèm với chức năng tuyến giáp thấp hơn bình thường;
  • Mức cholesterol cao: sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp;
  • Không thể chịu nóng: những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao;
  • Chịu lạnh kém : những người có tuyến giáp kém hoạt động cảm thấy lạnh thường xuyên.
  • Có khối nổi vùng cổ
  • Khàn tiếng, khó nói: do thanh quản bị chèn ép hoặc tổn thương thần kinh quặt ngược.

Làm gì để có tuyến giáp khỏe mạnh?

  • Bổ sung i-ốt là chất rất cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và sự tổng hợp hormon tuyến giáp
  • Tránh hút thuốc
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn thành nhiều bữa và điều độ là biện pháp quan trọng để quản lý chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể

Bệnh viêm tuyến giáp nếu không được điều trị rất điểm các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên kèm theo bệnh nhân hay quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp và gây ra các biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đủ i- ốt và môi trường sống lành mạnh, bạn sẽ tránh được bệnh lý này.  

Sponsored Links:

Trả lời

'
'